Khi nuôi gà đẻ trứng cần lưu ý những gì? Tại sao?
2 câu trả lời
Chuẩn bị chuồng nuôi
Chuồng trại nên xây dựng nơi cao ráo, thoáng mát, nền chuồng được láng xi măng phẳng có độ dốc từ 3 - 5 độ để tiện cho việc vệ sinh. Dùng vải bạt, bạt dứa hoặc có thể tận dụng bao tải dứa khâu lại thành rèm che bên ngoài chuồng để giữ nhiệt độ chuồng nuôi và tránh gió lùa hoặc mưa hắt vào chuồng gà, có thể dùng cót ép hay phên liếp để che chắn. Trong hai tuần nuôi đầu tiên có thể dùng mẹt tre hoặc khay tôn (kích thước 60 x 80 cm, chiều cao 2,5 - 3 cm) để đựng thức ăn cho 80 - 100 gà. Từ tuần thứ 3 trở đi có thể dùng 2 loại máng ăn (máng tròn hoặc máng dài). Trước cửa chuồng phải có hố sát trùng hoặc khay đựng vôi bột để đảm bảo an toàn sinh học.
Chọn gà giống
Nên chọn giống gà chuyên trứng và thích nghi với điều kiện khí hậu của vùng nuôi. Gà con 1 ngày tuổi, chọn những con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập, bóng; loại ngay những gà con chân khô, vẹo mỏ, khèo chân, hở rốn, bụng nặng, bết lông.
Khi gà được 9 tuần tuổi, 20 tuần tuổi tiến hành lựa chọn gà đưa vào nuôi hậu bị. Dựa vào các đặc điểm ngoại hình cần chọn như: Đầu tròn, nhỏ; mắt to, sáng; mỏ bình thường; mào và tích đỏ tươi; thân hình cân đối; khoảng cách giữa xương cuối lưỡi hái và xương háng rộng; da chân bóng; lông màu sáng, bóng mượt; trạng thái nhanh nhẹn.
Trong quá trình nuôi đẻ, cần định kỳ loại thải những con gà đẻ kém nhằm tiết kiệm thức ăn.
Đáp án:Nếu ta tìm được nguyên nhân làm gà giảm đẻ ngay khi mới xảy ra thì biện pháp can thiệp sẽ đơn giản hơn và thiệt hại cũng ít hơn. Trong thực tế nếu ta theo dõi đàn gà ghi chép cẩn thận thì ta cũng có thể phân biệt một cách cơ bản sự khác nhau giữa 2 nhóm nguyên nhân gây giảm đẻ như sau: Giảm đẻ do thức ăn kém chất lượng hoặc do ăn không đủ: gà giảm đẻ kèm theo tỉ lệ trứng nhỏ tăng, toàn đàn khoẻ mạnh, ăn uống bình thường, có khi kèm theo hiện tượng cắn mổ. Khi điều chỉnh lại thức ăn thì trong vòng 1-2 tuần năng suất trứng sẽ phục hồi. Giảm đẻ do bệnh và môi trường: toàn đàn có biều hiện giảm ăn, lượng trứng giảm nhưng tỉ lệ trứng nhỏ không tăng nhiều, trứng có màu sắc lạ, có dính máu,.. Khi cải thiện môi trường và dùng đúng thuốc điều trị thì năng suất trứng sẽ hồi phục trong thời gian dài (có khi kéo dài đến 15 ngày). Tuy nhiên, muốn năng suất trứng của gà hồi phục nhanh thì ta nên kết hợp nhiều biện pháp can thiệp cùng một lúc, như: vừa điều chỉnh thức ăn, kết hợp với tăng cường thông thoáng, tăng cường làm mát trại, bổ sung thêm những vitamin để giúp gà tăng sức kháng bệnh.
Giải thích các bước giải: