khắc phục vấn đề mất cân bằng giới tính

2 câu trả lời

Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam chủ yếu do việc lựa chọn giới tính thai nhi có nguyên nhân sâu xa từ định kiến về giới, trọng nam khinh nữ, ưa thích con trai vẫn rất nặng nề. Tư tưởng lâu đời đã tạo nên áp lực nặng nề đối với phụ nữ về việc phải sinh được con trai để nối dõi tông đường cho nhà chồng và ảnh hưởng tới vị thế kinh tế, xã hội, đời sống sinh sản và tình dục của người phụ nữ. Thái độ xem thường giá trị của con gái đã ăn sâu bám rễ trong các quan niệm văn hóa.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn nhận thẳng thắn rằng, sự phát triển của khoa học kỹ thuật có thể giúp biết trước giới tính thai nhi, nhưng đây không phải là lý do chính dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới. Bằng chứng là khoa học kỹ thuật ở miền Nam phát triển không kém miền Bắc, thậm chí một số mặt còn vượt trội, nhưng mất cân bằng giới tính khi sinh chủ yếu ở miền Bắc, nhất là ở đồng bằng sông Hồng. Bởi lẽ phần lớn người miền Nam quan niệm con nào cũng là con, miễn khỏe mạnh, trong khi nhiều người miền Bắc lại thích con trai. 

Do đó, biện pháp bền vững vẫn là cơ chế phối hợp liên ngành và thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức xã hội trong công tác tuyên truyền vận động nhằm thay đổi tư tưởng, quan niệm trọng nam khinh nữ, ưa thích con trai và các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, đồng thời đẩy mạnh việc bình đẳng giới.

Mất cân bằng giới tính khi sinh tại một số số nước châu Á, trong đó có Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng và ở mức báo động. Nếu như vào năm 2000, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh là 106,2 bé trai/100 bé gái thì đến cuối năm 2013 đã tăng lên 113,8 bé trai/100 bé gái. 6 tháng đầu năm 2014,  tỷ lệ giới tính khi sinh tại Việt Nam là 114,3 bé trai/100 bé gái, cao hơn 3,8% so với cùng kỳ năm 2013. Do đó, nếu Việt Nam không có những biện pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả đối với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh thì chỉ khoảng 30 - 35 năm nữa, Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng dư thừa nam giới. Điều này sẽ dẫn tới những hậu quả, hệ lụy xã hội rất đáng lo ngại, không chỉ đàn ông Việt Nam sẽ khó hoặc không thể lấy vợ mà còn là tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em gái, bạo lực tình dục gia tăng. Việc thiếu phụ nữ sẽ làm gia tăng áp lực buộc các em gái phải kết hôn sớm hơn và có thể bỏ học để lập gia đình.

Do đó, Việt Nam cần có những biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt nhằm nghiêm cấm việc lựa chọn giới tính khi sinh và phá thai vì lựa chọn giới tính. Tuy nhiên, tôi cho rằng nguyên nhân cốt lõi của vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh không nằm ở việc lựa chọn giới tính thai nhi, mà chính là do sự bất bình đẳng giới và xem thường giá trị phụ nữ. Giải pháp của vấn đề cần được giải quyết trong bối cảnh rộng lớn của phát triển kinh tế, xã hội và quyền con người để xóa bỏ bất bình đẳng giới, đảm bảo nhân phẩm và các quyền con người của mỗi cá nhân, phụ nữ, trẻ em. 

 

 

  1. Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục để nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi nhằm hạn chế và đi đến loại trừ lựa chọn giới tính thai nhi. Đối tượng ưu tiên được tuyên truyền là phụ nữ và các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt đã có 02 con một bề và nhất là 02 con gái, nam giới, người cung cấp các dịch vụ lựa chọn giới tính.
  2. Có chính sách ưu tiên dành cho nữ giới, khen thưởng xứng đáng các cặp vợ chồng chỉ có 1 con gái hoặc 2 con gái. Nêu cao vai trò và những thành đạt của nữ giới trong xã hội hiện nay, nhấn mạnh vai trò của nam giới trong việc chấp hành các chính sách dân số và thực hiện các biện pháp KHHGĐ.
  3. Sử dụng những hình thức xử phạt thực sự có hiệu quả để răn đe mọi hành vi tuyên truyền, hướng dẫn lựa chọn và xác định giới tính thai nhi dưới mọi hình thức, đặc biệt là các ấn phẩm với nội dung hướng dẫn sinh con  trai hay con gái theo ý muốn, phương pháp siêu âm chẩn đoán giới tính thai nhi, phá thai lựa chọn giới tính.
  4. Cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt của các cấp có thẩm quyền từ trung ương đến cơ sở, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể, hội đoàn, các chuyên gia cùng với ngành DS-KHHGĐ để hạn chế tối đa chênh lệch giới tính khi sinh.

 

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : “Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.” (Theo Cho đi là còn mãi – Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch : Huế Phương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr. 67) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích. Câu 3. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.” ? Vì sao? Câu 4. Em hiểu thế nào về ý kiến : “Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng.”

2 lượt xem
2 đáp án
11 giờ trước