k chép mạng nha Một trong những yếu tố làm nên thành công đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước chính là nhờ vào sự chi viện từ hậu phương miền Bắc; trong đó, không thể không kể đến sự góp sức của những người lao động ngày đêm âm thầm cống hiến vì sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới, con người mới ở miền Bắc cũng như giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ của em với nhân vật người lao động trong một tác phẩm đã học từ chương trình Ngữ văn lớp 9, tập 1 mà qua đó, em đã đúc kết được cho bản thân những bài học sâu sắc làm hành trang cho cuộc sống hiện tại. * Lưu ý: Bài văn tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

1 câu trả lời

Ðó là thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, thắng lợi của đồng bào miền bắc vừa tự xây dựng, vừa chiến đấu để bảo vệ căn cứ địa chung của cả nước, đồng thời động viên ngày càng nhiều sức người, sức của để đánh Mỹ, cứu nước ở miền nam, một lòng một dạ vì miền nam ruột thịt"(1). Ðúng vậy, cùng với các bài học kinh nghiệm quý báu về đường lối đúng đắn, sáng tạo, độc lập tự chủ của Ðảng, về nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân sáng tạo; về phát huy sức mạnh Ðại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại,... bài học về bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một bài học hết sức quý giá.

Ngay từ những ngày đầu của sự nghiệp xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, quan điểm "người trước súng sau", "vũ khí là cần, nhưng quan trọng hơn là con người vác súng" và "Dù có bao  khí giới tinh xảo mà con người không có lập trường vững, quan điểm đúng, thiếu tinh thần trong sạch, một lòng một dạ phục vụ nhân dân thì súng cũng bỏ đi"(2) của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ một vấn đề có tính nguyên tắc là: đối với chiến tranh giải phóng, vũ khí là quan trọng, những yếu tố con người luôn phải đặt lên hàng đầu, và con người là một trong các yếu tố cơ bản quyết định sự thành bại của cách mạng. Quan điểm của Người là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin về vai trò của con người trong sự nghiệp cách mạng vào hoàn cảnh lịch sử, cụ thể của Việt Nam. Nhất là trong hoàn cảnh của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chúng ta luôn phải đương đầu với những kẻ thù có sức mạnh vượt trội gấp nhiều lần về quân sự, về kinh tế, thì việc phát huy nhân tố con người phải trở thành một phương châm chỉ đạo.

Con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là con người của truyền thống văn hóa Việt Nam, con người của lòng yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc. Lòng yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc đã trở thành một bộ phận cấu thành nên "cốt cách" dân tộc, đã được chứng minh suốt chiều dài lịch sử. Từ thuở Hùng Vương dựng nước, mỗi khi độc lập dân tộc bị xâm phạm, danh dự dân tộc bị xúc phạm, thì cả dân tộc Việt Nam sát cánh bên nhau, đồng cam cộng khổ, muôn người như một, vượt qua mọi khó khăn để làm nên những chiến công lẫy lừng từ Bạch Ðằng, Ðống Ða,... tới Ðiện Biên Phủ. Ðến thời đại Hồ Chí Minh, dưới lá cờ vẻ vang của Ðảng, được tiếp thêm sinh lực từ lý tưởng tiên tiến của thời đại, truyền thống yêu nước của dân tộc đã được nâng lên một tầm cao mới, các phẩm chất cao quý của văn hóa, con người Việt Nam được phát huy đến mức cao nhất, và trở thành động lực tinh thần của toàn dân, cùng Ðảng và Bác Hồ vượt qua mọi gian khổ, đưa sự nghiệp giải phóng Tổ quốc đến đích thắng lợi cuối cùng.

Chiến tranh không chỉ là thử thách khắc nghiệt đối với mỗi cộng đồng dân tộc, mà đối với mỗi con người, thử thách còn khắc nghiệt hơn, vì mỗi người đều phải trực tiếp giải quyết các mâu thuẫn giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa sự sống và cái chết, giữa gia đình và Tổ quốc,... nảy sinh từ chiến tranh. Và do có ý thức sâu sắc về vận mệnh của đất nước, trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mọi người Việt Nam từ hậu phương tới tiền tuyến đều nhận rõ vai trò và trách nhiệm của mình, đặt sang một bên quyền lợi riêng, lấy lợi ích và quyền dân tộc làm mục đích sống. Ở miền nam, ngay sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 được ký kết, Mỹ và tay sai đã tỏ rõ ý đồ không thực hiện Hiệp định, không thực hiện hiệp thương và tổng tuyển cử tự do, đồng thời ra sức củng cố quyền lực, triển khai chiến dịch "tố cộng, diệt cộng" để dìm phong trào cách mạng vào trong biển máu. Với tinh thần bất khuất, kiên cường, cán bộ và đồng bào miền nam đã vượt qua mọi gian khổ, hy sinh, từng bước khôi phục, phát triển lực lượng, dấy lên phong trào Ðồng khởi, đẩy chính quyền tay sai vào thế lúng túng. Chính vì thế, đế quốc Mỹ phải đưa quân viễn chinh vào Việt Nam. Hàng triệu quân Mỹ và tay sai, hàng triệu tấn bom đạn được sử dụng, những loại vũ khí hiện đại nhất được huy động, các thủ đoạn chiến tranh thâm độc, tàn bạo nhất được tiến hành, sức mạnh kinh tế được huy động để tạo ra cuộc sống "phồn vinh giả tạo" để mê hoặc đồng bào ở vùng tạm chiếm,... nhưng đã không thể khuất phục, không thể lung lạc ý chí, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền nam. Ðồng cam, cộng khổ, chịu đựng mọi gian khổ, thiếu thốn, cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền nam từ nông thôn tới thành thị, từ đồng bằng tới miền núi, không phân biệt già trẻ, gái trai, không phân biệt sắc tộc và tôn giáo, đã cùng đứng trong một đội ngũ, chủ động và sáng tạo tìm ra cách đánh hiệu quả nhất, lập nên vô vàn chiến công hiển hách, làm kẻ thù phải kinh ngạc, khiếp sợ, chịu thất bại sau khi quân và dân Việt Nam tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước, với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trong cuộc chiến đấu hào hùng ấy, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống trên chiến trường. Các Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, Bùi Ngọc Dương, Mai Quốc Ca,... trở thành tấm gương tiêu biểu cho thế hệ con người Việt Nam mới, trung thành với lý tưởng và hiến dâng thân mình cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại.

Ở miền bắc, suốt mấy chục năm, khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì miền nam ruột thịt" đã ăn vào máu thịt, thôi thúc toàn dân vừa sản xuất vừa chiến đấu. Là công nhân hay nông dân, là trí thức hay thợ thủ công, là nam giới hay phụ nữ, là người cao tuổi hay là học sinh đang học tập dưới mái trường XHCN,... mọi người đều nhận thức cụ thể, nghiêm túc về trách nhiệm và nghĩa vụ. Các phong trào "Thanh niên ba sẵn sàng", "Phụ nữ ba đảm đang", "Ruộng đất là chiến trường, nhà nông là chiến sĩ" đã trở thành biểu tượng cho ý chí của miền bắc xã hội chủ nghĩa. Dù đời sống vật chất còn rất nhiều thiếu thốn, nhưng từ nhà máy, công trường tới ruộng đồng, mọi người đều cố gắng thi đua lập thành tích trong sản xuất để chi viện miền nam. Cũng từ miền bắc, hàng vạn,  hàng vạn thanh niên ưu tú được giáo dục, đào tạo theo phương châm "vừa hồng, vừa chuyên" đã tiếp bước cha anh lên đường vào chiến trường, như câu thơ Tố Hữu từng viết: "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh, miền bắc trở thành chiến trường ác liệt. Dưới mưa bom bão đạn, nhân dân miền bắc vẫn sản xuất và chiến đấu, vừa làm nên những "cánh đồng năm tấn" vừa bắn rơi hàng nghìn máy bay của không quân Mỹ, bắt sống hàng trăm giặc lái, làm nên những kỳ tích mà trận "Ðiện Biên Phủ trên không" là thí dụ điển hình cho nghị lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền bắc.

Chiến tranh đã qua 35 năm, đất nước đã phát triển, song ký ức về một thời chiến đấu và hy sinh của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vẫn không thể phai mờ. Ðối với thế hệ hôm nay, mỗi lần viếng thăm Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ Ðường 9, tới Ðền thờ liệt sĩ Bến Dược, thăm Thành cổ Quảng Trị, địa đạo Củ Chi,... đều cảm nhận được những gì cha anh đã trải qua, hiểu đất nước có ngày hôm nay là nhờ công lao và tinh thần hy sinh lớn lao của thế hệ đi trước. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là kết quả tổng hòa của nhiều yếu tố mà nền tảng là đường lối cách mạng của Ðảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước dưới ánh sáng của lý tưởng cộng sản, con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã phát triển tới một tầm cao mới. Ðó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và giai cấp, truyền thống và hiện đại, là sự tiếp nối ở trình độ mới, với giá trị mới của tiến trình phát triển của dân tộc. Lấy sức mạnh tinh thần làm nền tảng để xây dựng sức mạnh mọi mặt, từ sức mạnh tinh thần khơi dậy ý chí chiến đấu, tập hợp và huy động sức mạnh đoàn kết dân tộc, từ đó khơi dậy tiềm năng sáng tạo, phát huy mọi nỗ lực của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân làm nên chiến thắng. Ðó là một trong những bài học quý báu trong tổ chức và lãnh đạo cách mạng của Ðảng ta, bài học đó vẫn còn nguyên ý nghĩa đối với hôm nay, khi sự nghiệp đổi mới đang đứng trước rất nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn, và đang đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân. Và chỉ có sự nỗ lực ấy, chúng ta mới xứng đáng với thế hệ đi trước, mới đưa được sự nghiệp mà thế hệ đi trước phải đổ mồ hôi và xương máu mới giành được đến đích cuối cùng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm