I. Trắc nghiêm: Câu 1: “Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.” là ý nghĩa của văn bản nào sau đây? A. Cổng trường mở ra – Lí lanB. Mẹ tôi – Ét-môn- đô đơ A-mi-xiC. Cuộc chia tay của những con búp bê –Khánh HoàiD. Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng Câu 2:Thân em như trái bần trôi,Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.là bài ca dao thuộc chủ đề nào trong số các chủ đề sau đây?A. Những câu hát về tình cảm gia đìnhB. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con ngườiC. Những câu hát than thânD. Những câu hát châm biếm Câu 3: Bài thơ nào sau đây được viết bằng thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật?A. Sông núi nước NamB. Phò giá về kinhC. Bánh trôi nướcD. Qua Đèo Ngang Câu 4: Trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, dòng thơ nào có sử dụng thành ngữ?A. Thân em vừa trắng lại vừa trònB. Bảy nổi ba chìm với nước nonC. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặnD. Mà em vẫn giữ tấm lòng son Câu 5: Câu thơ nào trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan có sử dụng phép chơi chữ?A. Lom khom dưới núi, tiều vài chúB. Lác đác bên sông, chợ mấy nhàC. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốcD. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước Câu 6: Tác giả nào sau đây có tên là Tam Nguyên Yên Đổ?A. Bà Huyện Thanh QuanB. Trần Quang KhảiC. Hồ Xuân HươngD. Nguyễn Khuyến Câu 7: Bài thơ nào sau đây được sáng tác trong thời Đường (Trung Quốc)?A. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnhB. Sông núi nước NamC. Bạn đến chơi nhàD. Rằm tháng giêng Câu 8: Dòng nào là đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh?A. Có nhiều hình ảnh lung linh, kì ảoB. Sử dụng biện pháp so sánh, phóng đạiC.Sử dụng hiệu quả phép điệp ngữD.Có giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hàoĐọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Có thể nói, cả đời ông chưa có tình yêu nào lại gắn bó thuỷ chung và bền chặt như tình yêu đối với Côn Sơn...Lúc ấy ông tuy mới độ năm mốt năm hai tuổi nhưng những cuộc tranh quyền đoạt lợi thời hậu chiến của các phe cánh trong triều đình nhà Lê lại vô cùng khốc liệt và phức tạp. Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được. Tuy rất đau lòng nhưng ông cũng không còn cách nào khác là phải tự tách mình ra để tìm đến những thú riêng. Và cái thú riêng của ông chính là trở về sống ẩn dật ở Côn Sơn.”(Đỗ Đình Tuân) Câu 9. Đoạn văn trên nói tới tác giả nào?A. Nguyễn Trãi.B. Nhuyễn khuyến.C. Bà huyện Thanh Quan.D. Hồ Chí Minh. Câu 10: Câu văn “Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được.” có mấy từ Hán Việt?A. Một từB. Hai từC. Ba từD. Bốn từ Câu 11: Từ “ông” trong đoạn văn trên thuộc loại từ nào?A. Danh từB. Động từC. Tính từD. Đại từ Câu 12: Trong các thông tin về sau, thông tin nào giúp em hiểu thêm về nội dung của văn bản “Bài ca Côn Sơn”?A/ Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh.B/ Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn cạnh Lê Lợi.C/ Chốn quan trường đầy kẻ dèm pha, ông cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn.D/ Ông bị giết hại một cách oan khốc và thảm thương vào năm 1442. II. Phần tạo lập văn bản Thân em vừa trắng lại vừa trònBẩy nổi ba chìm với nước nonRắn nát mặc dầu tay kẻ nặnMà em vần giữ tấm lòng son(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ trên. Từ đó em có suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội ngày hôm nay.
1 câu trả lời
Câu 1: A
Câu 2: C
Câu 3: B
Câu 4: B
Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt.
Câu 5: C. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Câu 6: D
Câu 7: A (căn cứ bài Tĩnh dạ tứ)
Câu 8: C
Câu 9: A
Câu 10: A
Câu 11: D
Câu 12: C
II.
Bánh trôi nước là một tác phẩm nói đến thân phận của người phụ nữ thấp kém, không được tôn trọng trong xã hội phong kiến. Tác giả Hồ Xuân Hương đã gợi lên cho ta thấy thân phận của người phụ nữ rất nhỏ bé, chịu nhiều đau khổ.
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non"
Qua hai câu thơ đâu tiên mà Hồ Xuân Hương đã thể hiện, cho thấy người phụ nữ ngày xưa phải làm việc cực nhọc, khó khăn, có địa vị nhỏ bé và không có quyền lên tiếng. Thể hiện qua câu "Bảy nổi ba chìm với nước non", đã thấy được cuộc sống của người phụ nữ xưa bị bóc lột nhiều, làm việc liên tục và chứng minh cuộc sống của họ rất gian khổ.
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Thân phận của người phụ nữ xưa quá thấp kém, làm nhiều công việc nặng nhọc. Tác giả đã nói lên được sắc đẹp của người phụ nữ chịu nhiều đau khổ trong xã hội, tuy rằng làm nhiều công việc và bị bóc lột nhưng vẻ đẹp của một người phụ nữ vẫn giữ nguyên thể, không thể phai nhạt.
Qua đây, đồng thời tác giả muốn phản ánh, coi thường chế độ phong kiến đã bóc lột, bắt nạt những người phụ nữ cực khổ. Cho thấy một chế độ phong kiến tàn ác, giã man khi bóc lột sức lao động cũng như coi thường phụ nữ xưa.