I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Hãy chọn một phương án trả lời đúng trong mỗi câu sau: Câu 1: Loài ruột khoang nào có lối sống cố định không di chuyển? A. Sứa. B. Hải quỳ. C. San hô. D. Hải quỳ và san hô. Câu 2: Bộ phận nào của giun đũa phát triển giúp hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều? A. Hầu. B. Miệng. C. Cơ quan sinh dục. D. Giác bám. Câu 3: Vỏ cứng của trai có tác dụng gì? A. Giúp trai vận chuyển trong nước B. Giúp trai đào hang C. Bảo vệ trai trước kẻ thù D. Giúp trai lấy thức ăn Câu 4: Đối tượng nào sau đây thuộc lớp sâu bọ phá hại cây trồng cần phải phòng trừ và tiêu diệt? A. Ong mật. B. Châu chấu. C. Bọ ngựa D. Ruồi. Câu 5: Đặc điểm nào sau đây thích nghi với cách phát tán của trai? A. Ấu trùng theo dòng nước B. Ấu trùng bám trên mình ốc C. Ấu trùng bám vào da cá di chuyển đến vùng khác D. Ấu trùng bám trên tôm Câu 6: Tôm hô hấp nhờ cơ quan nào sau đây? A. Mang B. Chân hàm C. Tuyến bài tiết D. Chân Câu 7: Phần đầu ngực của nhện, bộ phận nào làm nhiệm vụ bắt mồi và tự vệ? A. Đôi kìm có tuyến độc B. Đôi chân xúc giác C. Bốn đôi chân bò D. Núm tuyến tơ Câu 8: Lớp nào sau đây thuộc ngành chân khớp có giá trị thực phẩm lớn nhất? A. Lớp sâu bọ. B. Lớp hình nhện C. Lớp giáp xác D. Lớp giun II. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1: Trình bày vòng đời của giun đũa? Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người? Câu 2: Nêu đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành chân khớp? Câu 3: Vì sao châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới lớn lên thành con trưởng thành? Câu 4: Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước? Ở những nơi nguồn nước bị ô nhiễm nặng, ăn thịt trai, sò có bị ngộ độc không? Câu 5: Ở địa phương em có biện pháp nào phòng chống sâu bọ có hại mà vẫn giữ được an toàn cho môi trường tự nhiên? Câu 6: Đặc điểm cấu tạo nào khiến chân khớp đa dạng về: tập tính và môi trường sống?

2 câu trả lời

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Hãy chọn một phương án trả lời đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1: Loài ruột khoang nào có lối sống cố định không di chuyển?

San hô sống thành tập đoàn và không có khả năng di chuyển.

→ Đáp án c

Câu 2: Bộ phận nào của giun đũa phát triển giúp hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều ?

Hầu của giun đũa phát triển giúp hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều.

Chọn A

Câu 3: Vỏ cứng của trai có tác dụng gì?
C. Bảo vệ trai trước kẻ thù
Câu 4: Đối tượng nào sau đây thuộc lớp sâu bọ phá hại cây trồng cần phải phòng trừ và tiêu diệt?

B. CHấu chấu

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây thích nghi với cách phát tán của trai?

C. Ấu trùng bám vào da cá di chuyển đến vùng khác

Câu 6: Tôm hô hấp nhờ cơ quan nào sau đây?

A. Mang

Câu 7: Phần đầu ngực của nhện, bộ phận nào làm nhiệm vụ bắt mồi và tự vệ?

A. Đôi kìm có tuyến độc 

Câu 8: Lớp nào sau đây thuộc ngành chân khớp có giá trị thực phẩm lớn nhất?

C. Lớp giáp xác

II.CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1 :

Vòng đời giun đũa: 
- Trứng theo phân ra ngoài, dặp ẩm và thoáng khí phát triển thành ấu trùng trong trứng . Người ăn phải. Trứng giun đến ruột non ấu trùng chui ra --> vào máu đi qua gan -> tim -> phổi rồi về lại ruột non mới chính thức ký sinh ở đấy. 
 Cách phòng chống bệnh giun đũa:
- Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân thật tốt.
- Ăn chín uống sôi
- Tẩy giun sán định kỳ, nhất là ở trẻ em.
- Khi mắc bênh phải dùng thuốc tẩy giun theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc.

- Ăn ở sạch sẽ, không ăn rau sống chưa qua sát trùng, không uống nước lã, rửa tay trước khi ăn. Thức ăn phải đế trong lồng bàn, vệ sinh sạch sẽ (tay, chân và đồ dùng trong nhà không để bụi bám vào), trừ diệt ruồi nhặng, xây hố xí(Nhà vệ sinh) phải bảo đảm vệ sinh một cách khoa học (tự hoại hoặc 2 ngăn,..). Phòng chống giun đũa kí sinh ở ruột người là vấn đề chung của xã hội, cộng đồng mà mỗi người phải quan tâm thực hiện.

  Câu 2 :

Đặc điểm chung  của ngành chân khớp là :

Cơ thể có vỏ kitin bao bọc: Vừa che chở bên ngoài, vừa làm chỗ bám cho cơ, có chức năng như xương nên được gọi là bộ xương ngoài. + Phát triển cơ thể qua lột xác: Do lớp vỏ kitin có tính đàn hồi kém, nên chân khớp phải lột xác để thay vỏ cũ bằng vỏ mới thích hợp với cơ thể.

ai trò thực tiễn

Với số lượng loài lớn, mỗi loài lại thường sinh ra số lượng cá thể rất lớn nên chân khớp có vai trò thực tiễn to lớn

* Có lợi:

- Làm thực phẩm: tôm, cua

- Thụ phấn cho cây trồng: ong, bướm

- Bắt sâu bọ có hại: nhẹn chăng lưới, bọ cạp

- Nguyên liệu làm mắm: tôm, tép

- Xuất khẩu: tôm hùm, tôm sú

* Có hại:

- Làm hại cây trồng: nhện đỏ

- Làm hại đồ gỗ trong nhà: mối

- Có hại cho giao thông đường thủy: con sun

- Truyền nhiều bệnh nguy hiểm: ruồi, muỗi

Caau3 :

Phải lột xác nhiểu lần vì chúng có lớp vỏ kitin cứng bọc bên ngoài cơ thể, vỏ cũ phải bong ra để hình thành vỏ mới. Trong thời gian đợi vỏ mới cứng thì châu chấu non lớn lên một cách nhanh chóng

Câu 4 :

Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước. Lời giải: ... Do đó, khi ở những vùng nước ô nhiễm, nếu xuất hiện trai thì chúng ta không nên ăn. Vì khi lọc nước lấy thức ăn trai giữ lại nhiều chất độc trong cơ thể, nếu ăn trai ở vùng này chúng ta sẽ rất dễ bị ngộ độc

Caau5 :

Biện pháp phòng chống sâu bọ có hại mà an toàn cho môi trường là phải bảo vệ sâu bọ có ích, dùng biện pháp cơ giới đế diệt sâu bọ có hại, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu độc hại.

Ví dụ: dùng bẫy đèn để bắt các loại sâu rầy hại mùa màng; nuôi ong mắt đô để diệt sâu đục thân; trồng hoa trong ruộng lúa để hạn chế sâu hại do có các loài ong.

Câu 6 :

Chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống là nhờ: - Hệ thần kinh  giác quan phát triển. Đó là trung tâm điều khiển mọi hoạt động phức tạp và đa dạng của Chân khớp. - Cấu tạo phân hóa phù hợp với các chức năng khác nhau, giúp chân khớp thích nghi được nhiều môi trường khác nhau.

                            Chúc tus học tốt !

Đáp án+Giải thích các bước giải:

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Hãy chọn một phương án trả lời đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1: Loài ruột khoang nào có lối sống cố định không di chuyển?

A. Sứa. B. Hải quỳ. C. San hô. D. Hải quỳ và san hô.

Trả lời: ⇒ D. Hải quỳ và san hô.

Giải thích: ⇒  Hải quỳ và san hô là ruột khoang có lối sống cố định không di chuyển

Chọn D

Câu 2: Bộ phận nào của giun đũa phát triển giúp hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều?

A. Hầu. B. Miệng. C. Cơ quan sinh dục. D. Giác bám.

Trả lời: ⇒ A. Hầu.

Giải thích: Hầu của giun đũa phát triển giúp hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều.

→ Chọn A

Câu 3: Vỏ cứng của trai có tác dụng gì?

A. Giúp trai vận chuyển trong nước B. Giúp trai đào hang C. Bảo vệ trai trước kẻ thù D. Giúp trai lấy thức ăn

Trả lời: ⇒ C. Bảo vệ trai trước kẻ thù

Giải thích: ⇒ Vỏ cứng của trai có tác dụng bảo vệ trai trước kẻ thù

Chọn C

Câu 4: Đối tượng nào sau đây thuộc lớp sâu bọ phá hại cây trồng cần phải phòng trừ và tiêu diệt?

A. Ong mật. B. Châu chấu. C. Bọ ngựa D. Ruồi.

Trả lời: ⇒ B. Châu chấu.

Giải thích: Nhờ cơ quan miệng khỏe và sắc, châu chấu gặm chồi và ăn lá cây. Nên dẫn đến phá hoại cây trồng.

Chọn B

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây thích nghi với cách phát tán của trai?

A. Ấu trùng theo dòng nước B. Ấu trùng bám trên mình ốc C. Ấu trùng bám vào da cá di chuyển đến vùng khác D. Ấu trùng bám trên tôm

Trả lời: ⇒ C. Ấu trùng bám vào da cá di chuyển đến vùng khác

Giải thích: ⇒ Ấu trùng trai bám vào cá để được phát tán đi xa

 Chọn C

Câu 6: Tôm hô hấp nhờ cơ quan nào sau đây?

A. Mang B. Chân hàm C. Tuyến bài tiết D. Chân

Trả lời: A. Mang

Giải thích: ⇒ Tôm sông sống môi trường nước, hô hấp bằng mang.

 Chọn A

Câu 7: Phần đầu ngực của nhện, bộ phận nào làm nhiệm vụ bắt mồi và tự vệ?

A. Đôi kìm có tuyến độc B. Đôi chân xúc giác C. Bốn đôi chân bò D. Núm tuyến tơ

Trả lời: ⇒ A. Đôi kìm có tuyến độc

Giải thích: ⇒ Ở phần đầu ngực của nhện, bộ phận có chức năng bắt mồi tự vệ là đôi kìm có tuyến độc

Chọn A

Câu 8: Lớp nào sau đây thuộc ngành chân khớp có giá trị thực phẩm lớn nhất?

A. Lớp sâu bọ. B. Lớp hình nhện C. Lớp giáp xác D. Lớp giun

Trả lời: ⇒ C. Lớp giáp xác

Giải thích: ⇒ Trong 3 lớp của ngành Chân khớp thì lớp Giáp xác có giá trị thực phẩm lớn nhất là vì hầu hết các loài tôm, cua ở biển và ở nước ngọt đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với khối lượng lớn.

Chọn C

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1: Trình bày vòng đời của giun đũa? Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?

Trả lời: Vòng đời giun đũa: 
- Trứng theo phân ra ngoài, dặp ẩm và thoáng khí phát triển thành ấu trùng trong trứng . Người ăn phải. Trứng giun đến ruột non ấu trùng chui ra --> vào máu đi qua gan -> tim -> phổi rồi về lại ruột non mới chính thức ký sinh ở đấy. 

 Cách phòng chống bệnh giun đũa:
 + Ăn chín, uống sôi

+ Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

+ Vệ sinh cơ thể và môi trường sạch sẽ

+ Uống thuốc sổ giun định kì 6 tháng 1 lần

Câu 2: Nêu đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành chân khớp?

Trả lời: Đặc điểm chung của ngành chân khớp: 

- Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở.

- Các chân phân đốt khớp động.

- Qua lột xác mà tăng trưởng cơ thể.

              Vai trò thực tiễn của ngành chân khớp: 

Với số lượng loài lớn, mỗi loài lại thường sinh ra số lượng cá thể rất lớn nên chân khớp có vai trò thực tiễn to lớn.

* Có lợi:

- Làm thực phẩm như tôm, cua, ...

- Thụ phấn cho cây trồng như ong, bướm, ...

- Bắt sâu bọ có hại như nhện, bọ cạp, ...

- Nguyên liệu làm mắm như tôm, tép, ....

- Xuất khẩu như tôm hùm, tôm sú, ...

* Có hại:

- Làm hại cây trồng như nhện đỏ, ...

- Làm hại đồ gỗ trong nhà như mối, ...

- Có hại cho giao thông đường thủy như con sun, ...

- Truyền nhiều bệnh nguy hiểm như ruồi, muỗi, ..

Câu 3: Vì sao châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới lớn lên thành con trưởng thành?

Trả lời: ⇒ Chấu chấu phân tính,tuyến sinh dục dạng chùm, tuyến phụ sinh dục dạng ống. Trứng đẻ dưới đất thành ổ. Châu chấu non nở ra đã giống trưởng thành nhưng nhỏ, chưa đủ cánh, phải sau nhiều lần lột xác mới trở thành con trưởng thành. Đó là hình thức biến thái không hoàn toàn.

Câu 4: Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước? Ở những nơi nguồn nước bị ô nhiễm nặng, ăn thịt trai, sò có bị ngộ độc không?

Trả lời: ⇒ Trai hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác có tác dụng lọc sạch môi trường nước. Ở những vùng nước ô nhiễm, người ăn trai (sò cũng vậy) hay bị ngộ độc vì khi lọc nước lấy thức ăn chúng cũng giữ lại nhiều chất độc trong cơ thể.

Ở những nơi nguồn nước bị ô nhiễm nặng, ăn thịt trai, sò sẽ bị ngộ độc vì trai, ốc, sò, hến sống ở nơi nguồn nước ô nhiễm có chứa kim loại nặng như thủy ngân,catmi và chì đều có thể bị nhiễm những kim loại này

Câu 5: Ở địa phương em có biện pháp nào phòng chống sâu bọ có hại mà vẫn giữ được an toàn cho môi trường tự nhiên?

Trả lời: ⇒ Các biện pháp chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường là:

- Biện pháp sinh học (sử dụng thiên định như: bọ rùa, ong mắt đỏ,...)

- Biện pháp thủ công ( dùng bẫy đèn để bắt các loại sâu rầy hại mùa màng)

- Canh tác và sử dụng giống chống sâu bênh

- Kiểm dịch thực vật

Câu 6: Đặc điểm cấu tạo nào khiến chân khớp đa dạng về: tập tính và môi trường sống?

Trả lời:Chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống là nhờ :

    - Hệ thần kinh và giác quan phát triển. Đó là trung tâm điều khiển mọi hoạt động phức tạp và đa dạng của Chân khớp.

    - Cấu tạo phân hóa phù hợp với các chức năng khác nhau, giúp chân khớp thích nghi được nhiều môi trường khác nhau.

 Ví dụ, chân bơi, chân bò, chân đào bới ... phần phụ miệng thích nghi với kiểu nghiền, kiểu hút ...thức ăn.

 $\textit{#anhtrankim15}$

$\textit{#gấu panda}$

( Gửi bạn tham khảo. )

 ( Xin hay nhất, vote 5* + cám ơn nữa nha )

Câu hỏi trong lớp Xem thêm