Hòa tan 6,45 gam một hỗn hợp gồm hai kim loại A và B (đều có hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau khi kết thúc phản ứng người ta thu được 1,12 lít khí (đktc) và còn lại 3,2 gam chất rắn không tan. Lượng chất rắn không tan này tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch AgNO3 0,5M thu được dung dịch D và kim loại E. Lọc bỏ E rồi cô cạn dung dịch D thu được muối khan F. 1. Xác định hai kim loại A và B, biết rằng A đứng trước B trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. 2. Đem nung F một thời gian người ta thu được 6,16 gam chất rắn G và hỗn hợp khí H. Tính thể tích hỗn hợp khí H (đktc). Hòa tan 23,2 gam muối RCO3 bằng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ sau phản ứng thu được 30,4 gam muối và V lít khí CO2(ĐKTC) a) tìm R và V b) nhúng 1 thanh Zn nặng 20 gam vào dung dịch muối sunfat thu được ở trên,sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, nhấc thanh Zn ra cân nặng bao nhiêu gam? Giả sử kim loại sinh ra bám hết vào thanh Zn.

1 câu trả lời

Đáp án:

Bài 1: 1. A là kẽm, B là đồng

2. ${V_H}$ = 1,68 (l)

Bài 2: a) R là sắt; V = 4,48l

b) 18,2g

Giải thích các bước giải:

Bài 1:

1. A đứng trước B trong dãy hoạt động hóa học

A, B tác dụng với H2SO4 loãng dư có chất rắn không tan là B. Chỉ có A tác dụng với H2SO4

mB = 6,45 - 3,2 = 3,2(g)

A + H2SO4 → ASO4 + H2↑

nH2 = 1,12 : 22,4 = 0,05 mol

Theo PTHH: nA = nH2 = 0,05 mol

mA + mB = 6,45g

mA = 6,45 - 3,2 = 3,25 (g)

${M_A}$ = $\frac{3,25}{0,05}$ = 65

→ A là kẽm

nAgNO3 = 0,5 . 0,2 = 0,1 mol

  B + 2AgNO3 → B(NO3)2 + 2Ag↓

0,05 ←   0,1     →    0,05 

${M_B}$ = $\frac{3,2}{0,05}$  = 64

→ B là đồng

2.

Dung dịch D có Cu(NO3)2 (0,05 mol)

Muối F là Cu(NO3)2 (0,05 mol)

Gọi số mol Cu(NO3)2 bị nhiệt phân là x

2Cu(NO3)2 (to)→ 2CuO + 4NO2 + O2

         x                →                 2x  →0,5x

mCu(NO3)2 ban đầu = mcr + mNO2 + mO2

→ 0,05 . 188 = 6,16 + 2x . 46 + 0,5x . 32

→ x = 0,03

Trong H gồm NO2 (0,06 mol); O2 (0,015 mol)

nH = 0,06 + 0,015 = 0,075 mol

${V_H}$ = 0,075 . 22,4 = 1,68 (l)

Bài 2:

a) RCO3 + H2SO4 → RSO4 + CO2↑ + H2O

$\eqalign{
  & {n_{RC{O_3}}} = {n_{RS{O_4}}}  \cr 
  &  \to {{23,2} \over {{M_R} + 60}} = {{30,4} \over {{M_R} + 96}}  \cr 
  &  \to {M_R} = 56 \cr} $

→ R là sắt

nCO2 = nFeCO3 = $\frac{23,2}{112}$ = 0,2 mol

V CO2 = 0,2 . 22,4 = 4,48 (l)

b) Trong dung dịch thu được có 0,2 mol FeSO4

Zn + FeSO4 → ZnSO4 + Fe

0,2 ←  0,2          →          0,2

mthanh KL sau p.ứ = mZn ban đầu - mZn p.ứ + mFe

                               = 20 - 0,2 . 65 + 0,2 . 56

                               = 18,2 (g)

Câu hỏi trong lớp Xem thêm