Hãy tự đề ra 2 giải pháp cho bản thân nếu có mâu thuẫn xảy ra để tránh giải quyết bằng bạo lực
2 câu trả lời
Nền kinh tế thị trường (và nói chung mọi nền kinh tế) đều có 2 mặt: tích cực và tiêu cực. Cạnh tranh là chất xúc tác có tác dụng kích thích tính năng động sáng tạo, huy động tối đa tiềm lực trí tuệ của con người, cộng đồng và xã hội. Song cạnh tranh cũng làm xuất hiện những thứ không lành mạnh như chủ nghĩa cá nhân cực đoan, tính cơ hội và nói chung là thói ích kỷ, sự xấu xa vốn là mặt trái trong bản năng của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhận xét: “mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng”. Mâu thuẫn và xung đột xã hội cũng từ đây mà ra. Mọi mâu thuẫn xã hội đều có nguồn gốc từ mâu thuẫn giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng, tầng lớp, giai cấp, quốc gia mà ra. Theo “Từ điển sơ lược xã hội học”, xung đột xã hội là giai đoạn phát triển cao nhất của mâu thuẫn trong hệ thống các quan hệ giữa con người, các tập đoàn xã hội, các thiết chế xã hội, xã hội nói chung; được đặc trưng bằng sự đẩy mạnh các khuynh hướng và lợi ích đối lập nhau giữa các cộng đồng xã hội và các cá nhân với nhau.
Nhiều mâu thuẫn và xung đột hôm nay còn là sự tích tụ của mâu thuẫn và xung đột trước đây, là kết quả của việc xử lý các mâu thuẫn và xung đột trước đây. Xung đột xã hội là một hiện tượng đã tồn tại lâu dài trong lịch sử và sẽ còn tồn tại cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Xung đột xã hội một mặt là hiện tượng khách quan, tất yếu, mặt khác là kết quả của hoạt động có chủ đích của con người. Do đó, vấn đề là phải thấy được quá trình vận động và sự đấu tranh của 2 mặt thiện ác, giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái đúng và cái sai và quan trọng hơn là phải làm cho cái tốt, cái đúng được thắng thế, được phát huy, được đơm hoa kết trái.
Quá trình phát triển luôn có sự chuyển đổi các giá trị đạo đức và mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật và điều này đòi hỏi phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong quản lý phát triển xã hội. Hê ghen nói: “đạo đức là hình thái cao nhất trong sự phát triển của ý niệm pháp lý”. Do đó, khi nói đến kiểm soát, xử lý mâu thuẫn, xung đột xã hội thì không thể không bàn đến mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa đạo đức và pháp luật. Ở đây xuất hiện 2 câu hỏi (1) đạo đức bàn ở đây là đạo đức nào và (2) pháp luật là phục vụ ai. Để kiểm soát, xử lý mâu thuẫn, xung đột xã hội nhất thiết phải có các bộ công cụ mà trước hết là các chuẩn mực và quy phạm; cần có hệ thống kiểm soát, xử lý mâu thuẫn, xung đột xã hội vận hành với các thiết chế phù hợp và con người đủ năng lực (thể lực, trí lực và tâm lực). Việc giải quyết mâu thuẫn và xung đột xã hội có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm xã hội vận động theo hướng phát triển hơn. Đối với chúng ta, đương nhiên là xây dựng đạo đức và pháp luật trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và quan hệ giữa đạo đức và pháp luật là trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Cái này chỉ là ví dụ
Bạn tham khảo nhé :
Đề bài ║ Hãy tự đề ra 2 giải pháp cho bản thân nếu có mâu thuẫn xảy ra để tránh giải quyết bằng bạo lực :
`@` Bình tĩnh giải quyết sự việc bằng hòa bình :
`→` Giải thích cho cả 2 bạn việc mâu thuẫn là vô nghĩa vì chúng chẳng giúp ta được gì trái lại còn chia rẽ, mất đoàn kết thay vào đó cần bàn bạc, tìm ra giải pháp tốt nhất .
`@` Không "thêm dầu vào lửa" :
`→` Không thách thức, cổ vũ, ủng hộ khi xảy ra mâu thuẫn vì việc đó làm cho cả 2 bên đều bực bội, cáu gắt hơn dẫn đến việc gây gổ, đánh nhau .
#Bột~