2 câu trả lời
1. Mở bài:
- Nguyễn Quang Sáng quê ở An Giang, tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. ông là nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm viết về cuộc sống gian nan mà hào hùng của đồng bào miền Nam trong cuộc đối đầu lịch sử với quân xâm lược Mĩ.
- Truyện Chiếc lược ngà sáng tác năm 1966 tại chiến trường miền Tây Nam Bộ, nội dung kể về tình cha con vô cùng đặc biệt và cảm động của người cán bộ cách mạng.
2. Thân bài:
* Phân tích:
+ Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau bảy năm xa cách.
- Anh Sáu thoát li gia đình đi hoạt động cách mạng lúc con gái mới được một tuổi. Bảy năm sau, anh mới có dịp ghé thăm nhà, bé Thu đã lên tám tuổi.
- Anh Sáu vui mừng khôn xiết, muốn bày tỏ tình cảm yêu thương, âu yếm đối với con.
- Ngược lại, bé Thu đối với anh như người xa lạ: sợ hãi, xa lánh, dù má giải thích thế nào đi nữa, bé vẫn dứt khoát không nhận ba.
- Bữa cơm đoàn tụ, anh Sáu gắp cho con miếng trứng cá, bé Thu bất thần hất xuống đất. Anh Sáu nổi giận, đánh con một cái vào mông. Bé Thu giận, chèo xuồng sang sông với bà ngoại.
+ Cảnh chia tay đầy cảm động.
- Trong phút chia tay, tình yêu thương và nỗi khát khao được gặp cha bùng dậy trong lòng bé Thu khiến bé hối hả, cuống quýt bày tỏ tình cảm của minh.
- Bé bật kêu lên tiếng gọi "Ba!”, chạy lại ôm ghì lấy cổ ba không rời, khóc nức nở, không cho ba đi nữa.
- Chứng kiến cảnh này, ai cũng xúc động, xót xa. Bác Ba (bạn của anh Sáu) bỗng thấy khó thở như có bàn tay nắm lấy trái tim.
3. Kết bài:
- Truyện Chiếc lược ngà đã diễn tả chân thực tinh cha con thắm thiết, sâu nặng. Trong hoàn cảnh chiến tranh, tình cảm ấy càng thiêng liêng, ngời sáng.
- Ẩn dưới câu chuyện được kể một cách khách quan là tiếng nói lên án chiến tranh xâm lược gây bao đau khổ cho con người.
Bài làm
"Mọi câu chuyện cổ tích đều có cái kết trọn vẹn nhưng lại không có câu chuyện nào đẹp bằng câu chuyện do chính cuộc sống viết ra." Cuộc chiến tranh khốc liệt chống Mỹ của dân tộc ta cũng đã có biết bao nhiêu câu chuyện đẹp đẽ được nhà văn viết lại giống như cau chuyện cổ tích vậy.Mà có lẽ,câu chuyện mà để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất chính là câu chuyện "Chiếc Lược Ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Vào những năm tháng gian khổ nhất ,đau thương nhất của đồng bào Nam Bộ ta, truyện ngắn "Chiếc Lược ngà " giống như một minh chứng lịch sử chân thực nhất về những thảm khốc do chiến tranh gây ra
Câu chuyện được kể lại qua sự tinh tế và sâu sắc của bác Ba.Trong câu chuyện,bé Thu là một cô bé thiếu tình cha từ nhỏ.Anh Sáu đi khi cô bé còn quá nhỏ,nên lần về ba ngày của anh Sáu cũng là cơ hội hiếm hoi để cha con gặp gỡ nhau.Thế nhưng ,tình huống lại thật éo le: Bé Thu hiểu lầm,không chịu nhận anh Sáu làm ba.
Qua câu chuyện,ta có thể dễ dàng nhận ra ,Thu là một cô bé mới tám tuổi rất dễ thương ,có tình yêu cha mãnh liệt,sâu sắc nhưng cũng có chút hướng bỉnh.Và tính cách đó được thể hiện rõ nhất qua hai hoàn cảnh trái ngược là trước va khi nhận ra ba
Lúc chưa nhận ba,Thu rất trẻ con,bướng bỉnh đến nỗi làm anh Sáu vừa giận vừa đau lòng trước thái độ của em.Lúc ban đầu,trái ngược với tình thương,mong nhớ của anh thì bé Thu chạt vụt đi,mặt đầy kinh sợ.Trong ba ngày anh Sáu ở nhà,bé Thu cũng tỏ ta rất cứng đầu,đáo để và không bao giờ chịu gọi anh là ba dù chỉ một lần.Và đỉnh điểm là khi bé Thu hất cái trứng ra khỏi chén cơm khiến cho anh Sáu tức giận,đánh con.Thu không khóc nhưng lại lầm lì sang nhà bà ngoại .Tâm lý của thu chính là đứa trẻ con,vốn rất thơ ngây nhưng cũng đầy cố chấp,bản lĩnh và cố chấp.
Lúc đọc,em rất giận Thu,cũng thương anh Sáu.Nhưng Thu cũng không hoàn toàn đáng trách.Trong hoàn cách xa cách do chiến tranh thì em vẫn còn quá nhỏ để hiểu tình cảnh éo le,khắc nghiệt .Và sự ương ngạnh đó càng thể hiện Thu rất yêu ba,không nhận anh Sáu gì trong ảnh không có vết sẹo dài tren mặt nhue thế.
Và khi sự ngờ được hóa giải,Thu nằm im,lăn lộn rồi thở dài như người lớn.Thế nên cái lúc mà anh Sáu chuẩn bị lên đường,tiếng gọi mà anh vẫn chờ đợi bỗng vang lên "Ba...a...a...ba".Tiếng gọi bình thường của bao đứa trẻ nhưng đối với Thu chính là niềm khát khao trong 8 năm trời xa cách thương nhớ.Và cái lúc nó nhận ba,cũng chính là lúc mà người cha phải ra đi.Sự níu kéo trong đau lòng của cô bé cũng một phần khắc lên nỗi đau đớn của chiến tranh.Xót thương thay,nỗ lực của bé Thu không thể giữ được ba nó ở lại mà chỉ có thể đòi ba mua cho một chiếc lược ngà.Nhưng đó cũng là lần gặp cuối cùng của nó với ba.Ba cô sau đó đã hi sinh trong một trận càn chỉ gửi lại được cho cô bé chiêc lược ngà thể hiện tình yêu thương.
Trong cả đoạn trích "chiếc lược ngà" ,dù ứng xử khác nhau nhưng thật ra cũng chỉ là tình yêu thương của bé Thu và anh Sáu,tnhf cảm cha con sâu sắc,thiêng liêng.Để rồi khép lại câu chuyện chính là chiếc lược ngà đầy têu thương với dòng chữ "yêu nhớ tặng Thu con của ba" là kỉ vật cho tình thương,nỗi nhỡ ,hình bóng và tấm lòng của người cha vĩ đại.Khiến cho người đọc càng thêm thẫm đẫm tình phụ tử vfa những tai hại do chiến tranh gây ra.