Hãy nhớ lại và viết thành đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình?

1 câu trả lời

Ngày đầu tiên đi học bao giờ cũng để lại ấn tượng khó phai trong lòng mỗi người, tôi cũng vậy, kỉ niệm sâu sắc trong tôi ấy là lần đầu tiên được khoác lên mình chiếc áo đồng phục. Ngay từ trước ngày khai giảng, mẹ đã chuẩn bị sẵn cho tôi bao nhiêu là thứ nào là sách vở, bút chì, bảng viết,.. và đặc biệt nhất là chiếc áo đồng phục trắng tinh khôi. Chiếc áo ấy được phát vào hôm đầu tiên lên nhận lớp. Cầm chiếc áo trong tay, tôi cảm thấy có gì đó rất mới lạ, vừa có chút ngô nghê của con trẻ khi có được chiếc áo mới, vừa là sự tò mò về ngôi trường mà tôi sẽ gắn bó sau này. Cuối cùng cũng đến ngày mà tôi chính thức được khoác chiếc áo lên mình. Đó là sự vui sướng, thích thú về chân trời mới ở phía trước. Mặc chiếc áo đến trường, nhìn xung quanh các bạn, các anh, các chị ai ai cũng khoác lên mình chiếc áo như vậy, tự nhiên tôi cảm thấy thật thân quen mà gần gũi. Chiếc áo trắng ấy đến bây giỡ vẫn mãi là kỉ vật, là kỉ niệm của 1 ngày chuyển mình, ngày tôi đi học. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, nhà văn đã sử dụng rất thành công nghệ thuật tương phản. Hai mặt tương phản cơ bản trong tác phẩm được thế hiện rõ nét: một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả; bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ. Những người dân hộ đê quần quật làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Viên quan đi hộ đê thì ngược lại. Hắn ta ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn–nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, “tình cảnh thảm sầu” không sao kể xiết. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.

1 lượt xem
1 đáp án
10 giờ trước