Hãy giúp mình soạn bài em bé thông minh

2 câu trả lời

Câu 1: Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng của hình thức này?

Dùng câu đố để thử tài nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích. Hình thức này có tác dụng là:

- Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng và phẩm chất của mình.

- Tạo tình huống để cốt truyện phát triển.

- Gây hứng thú hồi hộp cho người đọc, người nghe.

Câu 2: Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?

* Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần:

- Lần 1: trả lời câu hỏi của viên quan “Trâu cày một ngày được mấy đường?”.

- Lần 2: giải được câu đố của vua đối với dân làng: 3 thúng gạo nếp với 3 con trâu đực phải nuôi làm sao cho ba con trâu đẻ thành chín con trong một năm để nộp cho vua.

- Lần 3: Cũng là thử thách của vua: một con chim sẻ làm được ba mâm cỗ thức ăn.

- Lần 4: câu đố của sứ thần nước ngoài: xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài.

* Sự thử thách càng ngày càng khó vì:

- Xét về người đố: lúc đầu chỉ là một viên quan – hai lần nhà vua đố - sứ thần nước ngoài.

- Tính chất câu đố: ngày một oái oăm và khó hơn.

Câu 3: Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?

* Trong mỗi lần thử thách, em bé đều rất thông minh và em bé đã dùng những cách sau để giải đố:

- Lần 1: em bé đã đố lại viên quan.

- Lần 2: em bé để vua tự nói ra sự phi lí của mình.

- Lần 3: cũng bằng cách đố lại “mang cái kim về rèn thành một con dao xẻ thịt chim”.

- Lần 4: dùng kinh nghiệm đời sống dân gian (hát bài đồng dao).

* Những cách giải đố của cậu bé thông minh, lí thú ở chỗ:

- Lần 1: đẩy thế bí về phía viên quan, lấy “gậy ông đập lưng ông”.

- Lần 2: làm cho người ra câu đố tự thấy vô lý.

- Lần 3: những lời giải đố của em bé thường không dựa vào sách vở, dựa vào kinh nghiệm đời sống và trí thông minh của em bé.

- Lần 4: em bé giải đố bằng một bài đồng dao.

Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyện cổ tích “Em bé thông minh”:

- Truyện đề cao trí thông minh dân gian.

- Nhân dân muốn khẳng định khả năng của người lao động, khẳng định khả năng và trí khôn dân gian luôn có ích và luôn được vận dụng vào thực tế.

- Truyện tạo ra tiếng cười hài hước, mua vui cho người đọc, người nghe.

TÓM TẮT TRUYỆN EM BÉ THÔNG MINH

Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.

Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.

Câu 1 (trang 74 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Dùng câu đố để thử tài nhân vật là hình thức rất phổ biến trong truyện cổ tích.

- Tác dụng: Để nhân vật bộc lộ tài năng phẩm chất. Vì câu đố có tác dụng trong việc thử tài:

+ Tạo tình huống cho câu chuyên phát triển

+ Gây hứng thú hồi hộp cho người đọc

Câu 2 (trang 74 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần:

+ Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan: Trâu cày một ngày được mấy đương

+ Lần 2: Đáp lại thử thách của nhà vua

+ Lần 3: Đáp lại thử thách của nhà vua

+ Lần 4: Thử thách của xứ thần nước ngoài.

- Lần đố sau khó hơn lần đố trước vì:

+ Người đố: Từ viên quan → vua → xứ thần nước ngoài

+ Tính chất oái oăm của câu đố ngày một tăng: Để làm tăng sự oái oăm của câu đố và trí thông minh của em bé:

• Lần 1: so sánh em bé với cha

• Lần 2: Em bé với dân làng.

• Lần 3: Em bé với vua

• Lần 4: Em bé với xứ thần nước ngoài.

Câu 3 (trang 74 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Em bé giải những câu đố bằng cách:

+ Lần 1:Đố lại viên quan

+ Lần 2: Để nhà vua tự nhận ra sự phi lý của mình trong câu đố.

+ Lần 3: bằng cách đố lại.

+ Lần 4: Dùng kinh nghiệm đời sống dân gian.

- Lý thú:

+ Đẩy thế bí về người đố, gậy ông đập lưng ông.

+ Khiến cho người đố tự thấy những điều phi lý mà họ nói.

+ Lời giải đố không nằm trong kiến thức sách vở mà từ đời sống.

Câu 4 (trang 74 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Ý nghĩa truyện Em bé thông minh:

- Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian ⇒ tạo tiếng cười vui vẻ hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.

Luyện tập

Bài 1 (trang 74 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Đọc diễn cảm.

- Giọng đối thoại của em bé thể hiện sự hồn nhiên dí dỏm.

Bài 2 (trang 74 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Có thể kể thêm một số truyện như: trạng Quỳnh, mầm đá…

Câu hỏi trong lớp Xem thêm