Hãy cho biết sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta đang trong thời kỳ đổi mới được thể hiện như thế nào?

2 câu trả lời

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam: Thành tựu và kiến nghị

ThS. Nguyễn Thị Mai Hương - Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

 02:00 18/11/2017 Tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia thường đi liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của nước ta chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy lợi thế so sánh ngành và vùng lãnh thổ. Nhờ đó, sau 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển dài hạn và bền vững.Hoàn thiện khung pháp lý đối với hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại Việt NamĐổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tếSố doanh nghiệp quay lại hoạt động tăng mạnhGiải pháp tăng cường thu hút FDI vào các khu công nghiệp Hà NộiThành tựu cải cách thuế trong 30 năm đổi mới (1986 - 2016)

Thành tựu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP trong những năm gần đây, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông nghiệp đã giảm nhanh, tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng nhanh, tỷ trọng dịch vụ chưa có biến động nhiều.

Đến nay, đóng góp vào tăng trưởng của 2 ngành Công nghiệp và Dịch vụ chiếm khoảng 90% tăng trưởng toàn ngành kinh tế, cao hơn giai đoạn 2006-2010. Năm 2016, ngành Dịch vụ đóng góp gần 50% vào tăng trưởng theo ngành và cao hơn nhiều so với giai đoạn 2006-2010 với mức đóng góp 40%.

Điều này chứng tỏ xu thế tiến bộ, phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và củng cố tiềm lực kinh tế đất nước.


 

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm.

Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng có sự chuyển dịch ngày càng tích cực. Sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành Nông nghiệp đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn, mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ, trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần túy giảm dần.

Đối với công nghiệp, cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm đang có sự thay đổi để phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường. Ngành Công nghiệp chế biến tăng tỷ trọng, trong khi công nghiệp khai thác có chiều hướng giảm.

Cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng mở cửa, hội nhập vào kinh tế toàn cầu, thể hiện ở tỷ lệ xuất khẩu/GDP (xuất khẩu/GDP) ngày càng tăng, nghĩa là hệ số mở cửa ngày càng lớn, từ 47% năm 2001 và lên trên 50% đến năm 2005.


 
 Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2001-2005 đã đạt 111 tỷ USD, tăng bình quân 17,5%/năm (kế hoạch là 16%/năm), khiến cho năm 2005, bình quân kim ngạch xuất khẩu/người đã đạt 390 USD/năm, gấp đôi năm 2000. Đặc biệt, năm 2012 lần đầu tiên xuất khẩu vượt mốc 100 tỷ USD. Việt Nam đã chuyển từ vị thế nhập siêu lớn trong các năm trước sang vị thế xuất siêu.

Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đạt 132,17 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012, tương đương với 17,64 tỷ USD, cao hơn mục tiêu Quốc hội đề ra (tăng 10%), là năm thứ 2 liên tiếp xuất siêu kể từ khi gia nhập WTO. Nhờ đó, trong giai đoạn 2011-2015, xuất khẩu hàng hóa đã đạt tốc độ tăng trưởng cao gấp hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP.

Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế làm thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng có lợi, đó là tăng tỷ trọng hàng chế biến có giá trị gia tăng cao (từ 45,1% trong những năm 1996-2000 lên 48% trong những năm gần đây, giảm tỷ trọng hàng thô và sơ chế; Tăng tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp sử dụng nhiều lao động như hàng dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ…; giảm tỷ trọng nhóm hàng nông – lâm – thủy sản (từ 55,2% năm 1990 xuống còn 27,6% năm 2003).

Giai đoạn 1996-2000, mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính khu vực (1997-1999), GDP vẫn duy trì bình quân tăng 7,6%/năm. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thế giới đã tăng gấp hơn 3 lần trong 15 năm từ mức 0,25% năm 2001 lên tới 0,8% năm 2015, đặc biệt là nhóm hàng nông sản Việt Nam.

Mặc dù tỷ trọng đóng góp còn ở mức thấp nhưng điều này cho thấy mức độ tham gia ngày càng sâu, rộng của Việt Nam trong chuỗi giá trị thế giới, cải thiện đáng kể vị thế của Việt Nam nói chung và hàng hóa Việt Nam nói riêng.

Hiện nay, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có mặt tại trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các thị trường lớn nhất theo giá trị xuất khẩu giai đoạn 2011-2015 là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Hồng Kông, Malaysia, các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất, Anh và Australia.

Các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho các cùng khó khăn, tín dụng cho người nghèo và chính sách hỗ trợ trực tiếp đã mang lại kết quả rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 17,2% năm 2006 xuống còn 13,1% năm 2008 và năm 2016 còn khoảng 4,45%...

Có thể nói, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau và đã mang lại những hiệu quả nhất định. Chỉ sau 3 năm của thời kỳ phôi thai về kinh tế thị trường (1987-1989), nền kinh tế nước ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá trong những năm 1990-1997.

Mọi mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1991-1995 đều đạt vượt mức khá cao. Giai đoạn 1991-1995, GDP bình quân tăng 8,2%/năm gấp đôi so với 5 năm trước đó. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước châu Á, tuy tốc độ tăng trưởng của nước ta có sự giảm sút, nhưng về cơ bản vẫn tránh được “cơn bão” của cuộc khủng hoảng, để sau đó tiếp tục tăng quy mô GDP của đất nước, tăng xuất khẩu, phát triển công nghiệp, trở thành một nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới.

Một số khuyến nghị

Một quốc gia muốn phát triển và đạt được tốc độ tăng trưởng cao phải có cơ cấu ngành hợp lý. Đối với Việt Nam, để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần cơ cấu ngành theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế:

Một là, tái cơ cấu mạnh mẽ ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới có hiệu quả, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu, điều chỉnh diện tích đất phù hợp với mô hình sản xuất nông nghiệp mới; Tiếp tục đổi mới và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ trong và ngoài nước; Hoàn thiện mô hình, phát triển hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã, có chính sách mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất; Đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng thương hiệu nông sản, thủy sản Việt Nam…


 

Hai là, cơ cấu lại thực chất ngành công nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh nông, lâm, thủy sản, công nghiệp chế tạo; Tăng mạnh năng suất nội bộ ngành, tăng hàm lượng công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm; Tập trung vào một số ngành công nghiệp nền tảng, có lợi thế cạnh tranh và ý nghĩa chiến lược đối với tăng trưởng nhanh, bền vững gắn kết với bảo vệ môi trường; Chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất linh kiện, cụm linh kiện, thúc đẩy một số mặt hàng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị, phân phối toàn cầu; Tạo điều kiện để doanh nghiệp đề xuất dự án đầu tư phục vụ mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế…

Ba là, thực hiện cơ cấu lại các ngành dịch vụ, duy trì tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP; Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao; Phối hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp của các bộ, ngành, thực hiện chương trình phát triển du lịch quốc gia; Nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ du lịch; Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch…


 

Bốn là, hoàn thiện chính sách và nâng cao năng lực thực thi pháp luật về môi trường; Khắc phục cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt quan tâm đến các khu vực trọng điểm; giám sát và đối phó các vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Năm là, xây dựng Chương trình Quốc gia về thực hiện các Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới, trong đó đưa ra các yêu cầu, nhiệm vụ bắt buộc cho từng ngành kinh tế;Chuẩn bị sẵn sàng cho hội nhập và thúc đẩy cải cách kinh tế trong nước…

Em tham khảo nhé:

Trong thời kì đổi mới, nước ta đang có sự chuyển dịch các ngành kinh tế: giảm tỉ trọng các ngành khu vực nông, lâm ngư nghiệp; tăng tỉ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

IV. PREPOSITIONS AND PARTICLES

1. It was very nice _________________ you to prepare and serve meals for the homeless.

2. He was very nice _________________ me. He was willing to take care ___________ my house while I was away.

3. “I’ve bought the Christmas tree you wanted.” – “Oh, thanks – that’s really kind ________ you .

4. Should you be kind _____________ him? He will forget your kindness __________ him.

5. Please be considerate _______________ your next-door neighbors. Never turn the TV up after midnight.

6. It was very considerate _______________ him to send her mother a bouquet of flowers ____________ Mother’s Day.

7. Many people decorate their homes ____________ Christmas. They buy Christmas trees and decorate them _________________ electric lights and ornaments.

8. Children believe that a fat, jolly man brings gifts____________ Christmas Eve. ________ Christmas morning, they look under the Christmas tree or in their stockings ______________ gifts ________________ him.

9. _____________________ Christmas Day, Christians go to church and sing joyful songs.

10. The shops are always crowded ___________________ Christmastime.

11. Would you like to go to Paris with us ____________________ Christmas today?

12. By tradition, people send greetings cards to their relatives and friends ____________ Tet. 13. Tet Trung Thu or the Mid-Autumn Festival is celebrated every year _________________ August 15th.

14. Passover is celebrated _________________ late March or early April.

15. Vietnamese people always have big celebrations ____________________ New Year.

16. Bye. Don’t forget our plans. Let’s see each other ___________________ the New Year.

17. _________________ Easter Sunday, young children receive some small chocolate eggs.

18. Easter egg hunts are popular _____________________ Easter.

19. Bob’s father is different ____________________ Jack’s in character and height.

20. They look much alike. We can’t distinguish one twin __________________ the other.

21. Rita was proud _________________ her success in her youth.

22. Here you are ________ last! I’ve been so worried! Thank goodness you’ve arrived safely. 23. Let me congratulate you _____________________ your excellent exam results.

24. Most girls are afraid ___________________ going out alone _______________ night.

25. We sometimes go to the theatre or the opera _________________ a friend ____________ Sunday nights.

26. It rained heavily _________________________ the night.

27. _______________________ the first night of my stay in Paris, I couldn’t get to sleep.

28. Were you satisfied ______________________ your last Christmas?

29. He was late _____________________ the show due _________________ the traffic jam. 30. This generous present was given _________________ me ________________ my parents ____________________ my 18th birthday.

31. The Youth Cultural House _____________________ Pham Ngoc Thach Street is open ___________________ public holidays.

32. What lessons can you draw _____________________ that serious mistake?

33. I am permitted to stay up late ___________________ late-night horror movies.

34. Do you often fly to Asian countries _____________ business or ____________ pleasure? 35. I have to help mum _____________ her household chores while she is __________ work. 36. Sorry, I have no time to talk to you ____________ the moment – I’m __________a hurry. 37. Thanks ____________ the present! I have always dreamt _____________ a pet goldfish!

38. We will go ________________ a trip ___________________ the museum next week.

39. I wish I could afford to go ______________ a tour ________________ Southern Vietnam.

40. Volunteers are ready to help people ______________ need _______________ being paid.

MN GIÚP TỚ VỚI Ạ

5 lượt xem
1 đáp án
17 giờ trước

Câu 1: Dãy oxit tác dụng với dd NaOH là: A. CO, SO2, CaO. B. P2O5, Al2O3, CO. C. CuO, H2O, SO3. D. CO2, SO3, Al2O3. Câu 2: Dãy oxit tác dụng với dd HCl là: A. MgO, CO, FeO. B. ZnO, Al2O3, CO2. C. CuO, H2O, SO3. D. Fe2O3, Al2O3, CuO. Câu 3: Dãy chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là: A. FeO, KNO3, NaOH. C. Cu, MgCO3, KOH. B. CuCl2, Ca(OH)2, Mg. D. Mg, Ba(OH)2, CaCO3. Câu 4: Cặp chất cùng tồn tại trong cùng một dung dịch là A. Mg(NO3)2 và KOH. B. MgCl2 và Na2SO4. C. AgNO3 và FeCl2. D. BaCl2 và CuSO4. Câu 5: Cặp chất không cùng tồn tại trong cùng một dung dịch là A. Mg(NO3)2 và KOH. B. FeCl2 và Na2SO4. C. NaNO3 và FeCl2. D. BaCl2 và Cu(NO3)2 Câu 6: Kim loại không tác dụng với dung dịch HCl tạo muối và giải phóng khí H2 là A. Zn. B. Pb C. Mg. D. Hg. Câu 7: Công thức hoá học của muối phân ure là A. (NH2)2CO. B. Ca3(PO4)2. C. CaHPO4 D.Ca(H2PO4)2. Câu 8: CTHH của muối canxi đi hidro phot phat là A. Ca(HCO3)2. B. CaH2PO4 C. Ca(HPO4)2 D. Ca3(PO4)2 Câu 9: Phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình luyện gang là A.Si + O2 □(→┴t ) SiO2 B. S + O2 □(→┴t ) SO2 C. Fe2O3 + 3CO □(→┴t ) 2Fe + 3 CO2 D. Mn + O2 □(→┴t ) MnO2 Câu 10: Ngâm một lá Cu vào dd AgNO3 cho đến khi kết thúc phản ứng. Giả sử Bạc sinh ra đều bám vào lá đồng, thì sau phản ứng: A.Khối lượng của lá đồng tăng lên . B. Khối lượng của lá đồng giảm đi . C.Khối lượng của lá đồng không thay đổi. D. Khối lượng của dung dịch giảm đi. Câu 11: Ngâm một lá kẽm vào dd FeSO4 cho đến khi kết thúc phản ứng. Giả sử sắt sinh ra đều bám vào lá kẽm, thì sau phản ứng: A.Khối lượng của lá kẽm tăng lên . B. Khối lượng của lá kẽm giảm đi . C.Khối lượng của lá kẽm không thay đổi. D. Khối lượng của dung dịch tăng lên. Câu 12: Hoá chất dùng để nhận biết dd NaCl và dd NaNO3 là dung dịch : A. Ba(OH)2. B. BaCl2. C. AgNO3. D. HCl Câu 13: Hoá chất dùng để nhận biết dd NaOH và dd Ba(OH)2 là dung dịch : A. Quì tím. B. phenol phtalein. C. Na2SO4. D. HCl Câu 14: Dãy các nguyên tố kim loại được xếp theo tính hoạt động hoá học giảm dần là A. Fe, Hg, Mg, Al, Na. B.Al, Fe, Na, Ca, Mg. C. Cu, Fe, Al, Mg, Na. D.Na, Mg, Al, Fe, Cu. Câu 15: Muối nào sau đây là phân lân A.NH4NO3. B.Ca(H2PO4)2. C.KCl. D.KNO3 Câu 16: Thể tich khí SO2 ở đktc sinh ra khi cho dung dịch 200ml dung dịch HCl 1M tác dụng hoàn toàn với muối Na2SO3 là A. 2,24 lít. B. 1,12 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít. Câu 17: Thể tich khí dd HCl ở đktc cần dùng khi cho 0,65g Zn tác dụng với dung dịch HCl 2M là A. 10 ml. B. 5 ml. C. 15ml. D. 20ml Câu 18: Khối lượng Al thu được khi điện phân nóng chảy 1tấn quặng boxit chứa 90% Al2O3¬ với hiệu suất 90% là ( Cho Al = 27, O = 16)

3 lượt xem
2 đáp án
17 giờ trước