Hãy cho biết những đóng góp của Việt Nam khi gia nhập Asean?
2 câu trả lời
Trong 20 năm qua, với sự tồn tại và phát triển của ASEAN, Đông Nam Á đã có bước chuyển căn bản từ nghi kỵ, đối đầu trở thành một khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác. Bản thân ASEAN, từ một tổ chức lỏng lẻo của 6 quốc gia Đông Nam Á trở thành ASEAN-10 hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc pháp lý, khung pháp lý và bộ máy theo Hiến chương.
ASEAN cũng chuyển mình từ hợp tác nhỏ lẻ, tự phát sang liên kết chặt chẽ và toàn diện. Cuối năm nay, ASEAN sẽ chính thức công bố trở thành Cộng đồng và lộ trình xây dựng ASEAN sau 2015, mở ra một chương mới để ASEAN tiếp tục bước vào những giai đoạn liên kết sâu rộng hơn trong tương lai.
Thành quả nổi bật và đáng tự hào khác là một ASEAN với 10 quốc gia nhỏ bé nhưng đang có vai trò quan trọng trong việc định hình, xây dựng và dẫn dắt cấu trúc khu vực. Thông qua việc khởi xướng và chủ trì các diễn đàn và cơ chế như ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng mở rộng (ADMM+) v.v…, ASEAN đã và đang đóng vai trò quan trọng cho tăng cường đối thoại, xây dựng lòng tin, ngăn ngừa xung đột ở Châu Á-Thái Bình Dương.
Quan hệ của ASEAN với các đối tác tiếp tục được mở rộng và làm sâu sắc thêm. Các đối tác khẳng định coi trọng và ủng hộ vai trò của ASEAN, tích cực hỗ trợ ASEAN đẩy mạnh liên kết khu vực và xây dựng cộng đồng, tăng cường kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển.
Trong các đối tác của mình, ASEAN đã xây dựng quan hệ đối thoại với Australia, Canađa, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Nga, Mỹ và EU, trong đó có nhiều đối tác đã hoặc đang hướng tới đối tác chiến lược với ASEAN. ASEAN cũng đang đẩy mạnh triển khai các Hiệp định tự do thương mại (FTA) đã có với Australia và New Zealand, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Mở rộng ASEAN và mở rộng cộng đồng ASEAN thông qua các sáng kiến và đề xuất , xây dựng thực thi các mục tiêu chỉ tiêu đề thành lập cộng đồng ASEAN.