Gốc CO3 nào cũng tạo ra như thế này à mọi người R2(CO3)n + CO2 + H2O=> R(HCO3)n
2 câu trả lời
`R_2(CO3)_n+CO_2+H_2O -> R(HCO_3)_n` (R là kim loại).
Gốc `=CO_3` đã bị "axit hoá" thành gốc `-HCO_3` nhờ có ion `H^+` sinh ra từ axit cacbonic `H_2CO_3` (`CO_2+H_2O` ). Mọi gốc `CO_3` đính với kim loại R theo dạng công thức tổng quát (chất phải tồn tại) trên đều xảy ra phản ứng này, do đây là phản ứng của gốc axit.
Ví dụ:
`K_2CO_3+CO_2+H_2O -> 2KHCO_3`
`CaCO_3 + CO_2 + H_2O -> Ca(HCO_3)_2`
Một số sản phẩm sinh ra có thể phản ứng ngay lập tức với môi trường hoặc phân huỷ ngay lập tức.
Ví dụ:
`4FeCO_3+6H_2O+O_2 -> 4CO_2↑+4Fe(OH)_3`
Giải thích phản ứng: Khi sục `CO_2` vào dung dịch chứa muối `R_2(CO3)_n` thì `CO_2` đã tác dụng với nước (dung môi), sinh ra ion `H^+` và ion `HCO_3^-`:
`(CO_2+H_2O)` $\rightleftharpoons$ `HCO_3^(-)+H^+` (1)
Ion `CO_3^(2-)` thu `H^+`, trở thành ion `HCO_3^(-)`, phản ứng coi như xảy ra hoàn toàn do hằng số cân bằng K khá lớn
`CO_3^(2-)+H^(+)->HCO_3^-`
Nhờ đó, cân bằng (1) chuyển dịch gần như hoàn toàn về bên phải, chiều của phản ứng thuận.
Do đó, có phản ứng hoá học trên.
Giải thích các bước giải:
** Khi cho $CO_2$ vào dung dịch muối: $R_2(CO_3)_n$, $CO_2$ đã tác dụng với $H_2O$ trước, tạo thành: $HCO_3^-$ và $H^+$
PTHH:
$CO_2+H_2O⇄HCO_3^-+H^+$
** $R_2(CO_3)_n$ sẽ tác dụng với ion $H^+$ tạo thành $HCO_3^-$
PTHH:
$CO_3^-+H^+→HCO_3^-$
Đối với gốc $CO_3^-$ nào cũng xảy ra như thế
Ví dụ:
$CaCO_3+CO_2+H_2O⇄Ca(HCO_3)_2$ (1)
(1) là phản ứng thuận nghịch tạo thạch nhũ trong hang động
$Na_2CO_3+CO_2+H_2O⇄2NaHCO_3$