giúp mình thuyết minh về cây bưởi có sd yếu tố miêu tả đc ko ạ. Tự làm giúp mik
2 câu trả lời
Ở thành phố chắc bạn chỉ biết trái bưởi nhưng những người từng sống ở thôn quê và vùng ven thành phố ai cũng đều biết cây bưởi.
Cây bưởi, cái tên nghe mộc mạc, thân quen làm sao. Cái cây có họ với nhà chanh, cam cùng thuộc loài cây có múi, có dạng lá không lẫn vào đâu được, phần thùy trên của lá to đều, phần dưới qua vết thắt trở nên nhỏ hơn, cứng cáp hơn và cứ như là 2 chữ B trong chữ bưởi ráp vào nhau vậy.
Cây bửi không chịu ngập, không ưa úng nhưng có thể chịu hạn. Nếu trồng vùng đất đồi hoặc vùng đất cao nhiều dinh dưỡng, cây bưởui chiết nhánh sẽ cho hoa lứa đầu sau chừng hơn 1 năm. Nếu trồng từ hạt thì phải 3 năm mới cho hoa trái lứa đầu.
Nói đến hoa, người ta không thể quên được cái vẻ "trắng ngần" của bông bưởi thường được đem ra ví với nước da trắng nõn nà của các thiếu nữ thôn quê. Cái mùi hoa bưởi cứ thoang thoảng, ngan ngát lan tỏa trong đêm. Sáng sớm bức ra vườn, không khí trong lành như được lọc sạch một cách tinh khiết bằng mùi hương hoa bưởi. Cái mùi hương ấy thường đi vào bánh trôi, bánh chay trong cái tiết Hàn thực tháng 3. Tinh dầu hoa bưởi thường được chọn bỏ vào chè, vào bánh và đặc biệt chiếc bánh dẻo đêm trung thu không thể thiếu mùi thơm hoa bưởi - dù chỉ là tinh dầu.
Con gái quê thường tự hào với mái tóc dài mượt mà thơm ngát mùi hoa bưởi. Cái nồi nước gội đầu mẹ nấu gồm bồ kết, lá bưởi, cỏ mần trầu và ít cánh hoa bưởi rụng sao mà thơm mà qiuến rũ đến vậy, chẳng loại dầu gội dù sản xuất trong nước hay nhập ngoại nào sánh bằng. Lá bưởi cũng có mặt trong nồi nước xông lúc cảm, nồi nước tắm lúc giao thừa và trong những bó lá diệt tà của ngày tết Đoan Ngọ.
Mùa hè đến, những trái bưởi non rụng xuống thường được bọn trẻ chăn trâu hay trẻ em vùng quê chọn làm bóng đá. Cũng từ những trái bóng bưởi non này, nhiều cầu thủ chân đất đã trở thành những cầu thủ danh tiếng.
Qua mùa tu hú, những trái bưởi lúc lỉu, trĩu cành bắt đầu vàng rám da, hương bưởi nhè nhẹ trong trái bưởi căng da. Mùa trung thu, hiếm mâm cỗ nào lại vắng mặt trái bưởi. Nào là bưởi làm chó bông, bưởi làm thỏ trông trăng. Mẹ bảo trái bưởi vừa thơm, ngon, giàu dinh dưỡng, dễ ăn lại trị được nhiều bệnh. Ăn bưởi trị được bệnh tiểu đường, kích thích tiêu hóa, chống béo phì. Hạt bưởi dùng trị bệnh sạn thận, nếu phơi khô xâu dây rồi đốt cũng thật vui.Vỏ bưởi dùng đun nước gội đầu, làm chè bưởi hoặc phơi khô rồi đốt chống muỗi rất hay.
Và một điều mình quên kể với bạn, cái gai bưởi dùng để nhể ốc luộc ăn rất là ngon nhé!
Cuối cùng, sau cả một vòng đời dài mấy chục năm tuổi thọ, cây bưởi lão hạ xuống sẽ giúp người nông dân làm cột làm cây chống rất tốt.
Có bao nhiêu giống bưởi để bạn lựa chọn, Nào là Bưởi Đoan Hùng, Bưởi Diễn, Bưởi Bố Trạch, Bưởi Biên Hòa, Bưởi 5 roi, Bưởi da xanh ruột hồng... Bạn thấy đấy, cây bưởi có ích như vậy, không trồng lấy được một cây thì thật là tiếc.
Bưởi là một loài cây ăn quả. Cây như 1người bạn luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng với người nông dân. Không những thế, cây còn góp ít cho nền kinh tế của Việt Nam. Một loài cây mộc mạc.
Cây bưởi có từ rất lâu, không biết tự bao giờ nó lại có tên là bưởi. Và rất phong phú, bưởi có rất nhiều loại như bưởi năm roi, bưởi da xanh,... Lại càng làm nét đặc trưng của bưởi thêm tươi mới.
Thân cây trưởng thành cao khoảng 2-4m.Cây thuộc loại gỗ,da vàng nâu, ở các cành có những kẽ nứt thường chảy nhựa. Cành có gai dài, hơi nhọn. Lá tròn tròn hình quả trứng, dài từ 11-12cm. Quả có hình dạng đặc trưng. Nhưng thường có hình cầu không cân đối. Vỏ quả có màu vàng chanh tùy theo loại, dày, xốp, bên trong có chứa các múi bưởi căng mọng nước. Mỗi muối có các tép muối nhỏ xếp đều đặn tạo thành một muối bưởi ngọt lịm căng mọng. Bưởi có chi là chanh cam. Khi chín vị ngọt hoặc chua tùy loại.
Bưởi thường được trồng ở nơi đất tơi xốp. Trồng theo hàng và được chăm nom kĩ.
Trước khi trở thành quả bưởi căng bóng, cây ươm cho những đứa con sắp chào đời của mình mỗi đứa có một chiếc váy màu trắng rất ưa nhìn. Hương thơm dễ chịu. Mỗi chùm hoa bưởi có khoảng 6-10 hoa.
Bưởi chứa rất nhìu vitamin C. Đặc biệt là lá của bưởi. Có thể nấu chung với các loại lá khác để trị cảm cúm rất hiệu quả. Vỏ quả bưởi chữa ăn uống không tiêu, đau bụng. Đặc biệt là có thể nấu chè bưởi ^^
Pectin có trong vỏ hạt bưởi có thể dùng để điều chế thuốc. Cầm máu và dùng như gôm chảy tóc.
Ngày nay, người ta đã tiến bộ. Cho ra những quả bưởi "ép khuôn" muôn hình vạn trạng. Dù là không còn giữ được vẻ mộc mạc. Nhưng bưởi cũng góp phần phát triển nền kinh tế cho nhà nông.
-+-Xin lỗi bạn nha. Bài này còn nhìu chổ thiếu sót thì bạn sửa dùm mình. Cô mình cho mình thuyết minh về đồ dùng sinh hoạt. Nên mình cx k tìm hiểu nhìu về cây bưởi cho lắm ^^