Giúp mình! Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Tiếng suối trong như tiếng hát xa (Ngữ văn 7- tập 1, trang 140) Câu 1: Chép tiếp 3 câu thơ còn lại để hoàn chỉnh bài thơ. Câu 2: Nêu ngắn gọn đặc điểm của thể thơ được dùng để sáng tác bài thơ trên. Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên. Câu 4: Hai câu thơ cuối bài đã biểu hiện tâm trạng gì của tác giả? Câu 5: Hãy khái quát nội dung bài thơ trên bằng một câu hoàn chỉnh
2 câu trả lời
Câu1 Ba câu còn lại để hoàn thành bài là :
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nghĩ nước nhà
Câu 2 Đặc điểm:
Thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật quy định mỗi bài có 4 câu thơ, mỗi câu có 7 tiếng, có niêm luật chặt chẽ.
Câu 3
- Phép so sánh: cảnh khuya như vẽ
- Phép điệp ngữ: chưa ngủ (2 lần)
- Tác dụng của biện pháp tu từ:
+ Giúp lời thơ tăng sức gợi hình, gợi cảm.
+ Đồng thời góp phần lí giải nguyên nhân chưa ngủ của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
+Hiểu đc tâm hồn của bác : Tâm hồn một nhà thi sĩ
Tâm hồn nhà lãnh đạo tài cao
Câu 4
Bài thơ khắc hoạ cảnh núi rừng Việt Bắc trong một đêm trăng đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của người thi sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
Câu 3 thì mik cx ko chắc lắm nhé!
Câu 1:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Câu 2:
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
Đặc điểm:
- Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy tiếng.
- Cách đối: đối hai câu đầu hoặc hai câu cuối, có bài vừa đối hai câu đầu, vừa đối hai câu cuối hoặc không có đối.
- Cách hiệp vần: Thường chữ cuối câu một bắt vần với chữ cuối câu 2, 4. Chữ cuối câu hai bằng vần với chữ cuối câu cuối.
Câu 3:
Biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ "chưa ngủ"
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh vào tâm trạng thao thức của Bác, Bác không ngủ được vì lo cho dân, cho nước. Nó giống như một chiếc bản lề khép mở hai thế giới: khép lại thế giới nhạy cảm yêu thiên nhiên của tâm hồn thi sĩ lãng mạn và mở ra nỗi lo canh cánh cho dân cho nước của tâm hồn chiến sĩ cả đời hi sinh vì dân tộc.
+ Thể hiện tình yêu nước sâu sắc của tác giả.
Câu 4:
- Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói lí do khiến “người chưa ngủ” ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp và một nỗi lo về vận mệnh nước nhà. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất hoà hợp trong con người của Bác.
Câu 5:
Nội dung: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
`#DungSenpai1412`