. Giup mình câu này với mình cho 5 vote ##Có đúng không khi cho rằng phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ tháng 9/1858 đến trước ngày 5/6/1862 đã ảnh hưởng đến quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?
2 câu trả lời
đúng thưa bạn bởi vì
Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha gồm 16 tàu chiến được trang bị vũ khí thuộc loại hiện đại nhất, các khẩu đại bác đều là loại có sức công phá lớn và khả năng sát thương cao, mở đầu cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Chỉ trong ngày đầu nổ súng, hầu hết những đồn phòng thủ của ta ở phía đông sông Hàn đều bị hạ. Sáng hôm sau (2-9-1858), địch tiếp tục pháo kích tấn công thành Điện Hải và đổ quân đánh chiếm khu vực phía tây. Lực lượng quân triều đình vừa đánh, vừa lui dần, lập phòng tuyến phía tây nam Hòa Vang để ngăn địch. Diễn biến của trận đánh cho thấy địch không thể phát huy được sức mạnh của binh khí kỹ thuật để tấn công ồ ạt, mà đã bị chặn ngay ở cửa biển Đà Nẵng. Đây là kết quả của sức kháng cự quyết liệt của lực lượng đồn trú dưới sự chỉ huy của một triều đình lúc đó còn toàn vẹn sinh lực, với quyết tâm cao và khối đoàn kết toàn dân. Ngoài quân chủ lực thuộc triều đình, còn có sự tham gia của lực lượng biền binh và dân binh sở tại.
chúc bạn học tốt good luck
- Khẳng định ý kiến trên hoàn toàn chính xác/đúng. Vì: Phong trào kháng chiến
chống Pháp của nhân dân ta đã:
* Góp phần làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân
Pháp
- Chiều 31/8/1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng, đây
là vị trí chiến lược quan trọng, nếu chiếm được sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp thực
hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”. Sáng 1/9/1858, chúng nổ súng tấn công bán
đảo Sơn Trà.
- Ngay khi giặc xâm lược, quân dân ta anh dũng chống trả, những trận đấu diễn ra ở
xã Cẩm Lệ ven biển Hòa Vang, nhưng không cản được giặc
- Nhân dân Đà Nẵng phối hợp với quân đội triều đình đắp lũy không cho giặc tiến
sâu vào nội địa, thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho quân Pháp nhiều khó
khăn. Suốt 5 tháng, quân Pháp bị giam chân tại chỗ, lực lượng hao mòn, thực phẩm
thiếu thốn. Bị sa lầy ở Đà Nẵng, chúng buộc phải thay đổi kế hoạch, đưa phần lớn
quân vào Gia Định mở mặt trận mới
* Góp phần làm chậm quá trình mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam Kì của thực
dân Pháp
- Khi Pháp tấn công thành Gia Định, quân triều đình mặc dù đông, vũ khí, lương
thực nhiều nhưng nhanh chóng tan rã, giặc chiếm được thành. Tuy nhiên thực dân
Pháp vấp phải những khó khăn mới. Các đội nghĩa quân ngày đêm bám sát, tìm cách
bao vây tiêu diệt địch. Hoảng sợ, chúng quyết định phá hủy thành Gia Định, rút
xuống các tàu chiến.
- Khi giặc mở rộng đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kì, chúng đã vấp phải cuộc
chiến đấu quyết liệt của nhân dân ta. Các toán nghĩa quân của Trương Định, Trần
Thiện Chính...chiến đấu anh dũng, lập được nhiều chiến công. Ngày 10/12/1861,
nghĩa quân do Nguyễn Trung Trực chỉ huy đánh chìm tàu giặc trên sông Vàm Cỏ
Đông.
- Phong trào kháng chiến của nhân dân ta phát triển khiến Pháp vô cùng bối rối, lo
sợ. Pháp vội vàng kí với Triều đình Hiệp ước Nhâm Tuất (năm 1862) ....
Chúc bạn học tốt
Ko đc spam