Giúp mình bài này với : Dựng lại chân dung của Lê Hữu Trác qua đoạn trích vào phủ chúa Trịnh.
2 câu trả lời
Đoạn trích nói riêng, tác phẩm nói chung viết về người thật việc thật, nhưng thông qua những sự kiện tai nghe mắt thấy ấy, dường như Hải Thượng Lãn Ông muốn gửi gắm trong đó những suy tư trăn trở của ông về thế sự, về sự tồn vong của chính thể nhà Lê -Trịnh mà giới sử học gọi là thời Lê Mạt. Trong mắt Lê Hữu Trác tuy ở ẩn tận sơn thâm cùng cốc nhưng vốn con quan, chỗ nào trong cấm thành (cung vua Lê -chúng tôi thêm) cũng đã từng biết. Chỉ có những việc ở trong phủ chúa là (...) chỉ mới nghe thôi. Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường. Ông là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và già dặn kinh nghiệm. Bên cạnh tài năng ông còn là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ cao. Với hiệu là HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG có nghĩa là ''ông già lười ở đất Thượng Hồng''. Lười ở đây là lười làm quan, biếng danh lợi. Ông khinh thường danh lợi, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị nơi quê nhà. Mặc dù tận mắt chứng kiến sự quyến rũ của vật chất giàu sang và việc hưởng thụ giàu sang nằm trong tầm tay (nếu ông chữa khỏi bệnh cho thế tử Trịnh Cán) nhưng ông vẫn dửng dưng không mảy may rung động. (Quan điểm sống này cũng gián tiếp cho thấy ông không đồng tình với việc thụ hưởng lạc thú quá mức xa hoa của những người nắm giữ trọng trách quốc gia. Ý muốn ''về núi'' của Hải Thượng Lãn Ông là một sự đối nghịch gay gắt với quan điểm sống của ''gia đình'' chúa Trịnh và bọn quan quyền dưới trướng. Không cần bình luận nhiều nhưng những thứsơn son thiếp vàng, võng điều áo đỏ, đèn đuốc lấp lánh, hương hoa ngào ngạt... đặt bên cái thanh đạm của một ông già áo vải ''ở nơi quê mùa'' tựnó đã phơi bày ra sự tương phản giữa ĐỤC và TRONG.)
Tham khảo
https://vndoc.com/cam-nhan-ve-dep-tam-hon-va-nhan-cach-cua-hai-thuong-lan-ong-le-huu-trac-qua-doan-trich-vao-phu-chua-trinh/download