Giúp mình ạ :(( - Đề: Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài tiếng gà trưa, trong đoạn có sử dụng một quan hệ từ.

2 câu trả lời

Sáu câu thơ cuối bài thơ với giọng thơ nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ vì được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất. Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc – xóm làng – người bà – tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng Tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà.

Tiếng gà trưa là bài thơ hay của nhà thơ Xuân Quỳnh sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ trên cả nước. Khổ cuối của bài thơ đã để lại cho em nhiều suy ngẫm sâu sắc. Nếu như khổ đầu là những rung cảm ban đầu của người lính khi nghe tiếng gà nhảy ổ thì khổ cuối bài thơ âm thanh ấy là động lực chiến đấu của người chiến sĩ. Tiếng gà trưa trở thành tiếng nói của quê hương, của những người thân ruột thịt, của cả dân tộc và đất nước lúc bấy giờ đã khơi lên ngọn lửa yêu nước, đã nhắc nhở, giục giã người cầm súng. Biểu hiện cao độ của nó là ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ xóm làng, bảo vệ bà, bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân, bảo vệ những điều đẹp đẽ và thiêng liêng trong kí ức: Vì tiếng gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ. Trong thổ thơ những sự vật được sắp xếp theo trình tự từ khái quát đến chi tiết, cụ thể, biểu tượng. Trình tự sắp xếp như vậy có tác dụng nhấn mạnh mục đích chiến đấu vừa cao cả, vừa thiêng liêng bình dị của người lính trẻ. Không chỉ thế điệp từ “vì” được lặp lại ba lần đã nhấn mạnh múc đích chiến đấu cụ thể rõ ràng. Lời thơ mang âm điệu tâm tình tựa như lời tâm sự hướng về người bà kính yêu vừa là lời tự nhủ mình hãy quyết chí đấu tranh bảo vệ hòa bình đất nước. Khổ thơ khiến ta xúc động bởi sự hòa quyện tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước. Ý chí quyết tâm của người lính trẻ là lí tưởng sống cao đẹp mà chúng ta cần noi theo. Như vậy, với thể thơ 5 chữ cách diễn đạt tự nhiên, chân thực, hình ảnh bình dị gần gũi, sử dụng biện pháp điệp ngữ tinh tế khổ cuối đã diễn tả xúc động tình yêu tổ quốc hòa quyện với tình cảm gia đình của người lính trẻ.

Quan hệ từ: của

(Bài mình viết sẵn r nên cop nhanh chứ k phải chép mạng đâu nha)

#nguyngocnhu

Xin hay nhất ạ