Giúo mình câu này với ạ: sự chuyển biến về tư tưởng của phan bội châu trong quá trình hoạt động cách mạng được thể hiện như thế nào? Đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong chủ trương cứu nước của phan bội châu?

2 câu trả lời

Là người chủ trương con đường bạo động nhưng sau Chiến tranh thế giới thứ I, Phan Bội Châu đã rẽ sang con đường đấu tranh “ôn hòa”. Sự chuyển biến này được GS. Trần Văn Giàu đánh giá là “xu hướng kém đi” và ít nhiều gây ngỡ ngàng cho mọi người, vì đó là phương pháp mà trước đây Cụ hoàn toàn phản đối. Nhưng, có lẽ với Phan Bội Châu đây chỉ là điểm dừng tạm thời trên con đường tìm kiếm cách thức cứu nước mới mà thôi.

Điểm mốc đánh dấu sự chuyển biến này là năm 1917, khi Cụ viết tác phẩm Pháp – Việt đề huề luận ở Hàng Châu (Trung Quốc) và được xuất bản công khai năm 1929. Nói về sự thay đổi đột ngột này, trong Tự phê phán viết sau đó, Phan Bội Châu cho rằng mình bị Lê Dư lừa. ở Hàng Châu, Cụ đã nghe Lê Dư kể về một loạt chính sách tiến bộ của chính quyền thuộc địa, như lập trường học, sửa đổi luật pháp… Do đó, Cụ nghĩ “nên tương kế tựu kế, chưa chắc không có đất xoay sở(1). Sau đó, Cụ nghe lời Phan Bá Ngọc (con Cụ Phan Đình Phùng) “viết bài lý luận chuyên nói về “Pháp – Việt đề huề” thì hai bên đều có lợi, người Pháp xem sách này cho là ý chí đảng ta đã hòa hoãn, họ không chú ý đến đảng ta nữa; ta có thể phái người trong nước cùng với Pháp trao đổi ý kiến làm gián điệp cho đảng ta(2).

Những giải thích trên của Cụ có phần không hợp lý. Là một người yêu nước chân chính, chẳng lẽ Cụ không dõi theo tình hình trong nước hay sao mà lại dễ dàng bị lừa, dễ dàng tin theo một tên bán nước như Lê Dư? Phải chăng sự ra đời của Pháp – Việt đề huề luận đã gây quá nhiều dư luận không đồng tình nên Phan Bội Châu phải tự bào chữa. Vì sau đó, khi bị giam lỏng ở Huế, Cụ đã nhiều lần khẳng định rằng mình có ý thức, có tính toán thay đổi phương châm, thay đổi chủ nghĩa và cho rằng như vậy là hợp thời, là đúng, là phải. Điều này thể hiện rõ trong bài Tuyên ngôn thông cáo cả toàn quốc đăng trên báo Khai hóa ngày 12/1/1926. Cụ viết: “Tôi đã từng thí nghiệm trong 12 năm, biết rằng hậu thuẫn không nương tựa vào đâu thì chắc tiền đồ chỉ những là thất bại. Dục tốc bất đạt, lẽ ấy đã rành rành… Vì vậy tính đổi phương châm, chú lực về cái phương diện làm sao cho quốc dân ngày thêm tiến bộ; nhưng nghĩ rằng nếu muốn cho trình độ quốc dân ngày thêm tiến bộ, thì phải bắt tay lo về giáo dục mới được, mà muốn cải lương giáo dục không có thợ hay thầy giỏi thì cậy ai chỉ vẽ. Người Pháp chính là những bậc thầy tình cờ gặp gỡ trời đưa sang cho ta... Tôi ở ngoài thiên vạn lý chưa tỏ thực giả (về những sự cải cách của chính phủ bảo hộ), đói đã lâu ngày, nom thấy cơm mà mừng cuống, phương châm không thay đổi còn đợi lúc nào. Bởi vậy năm 1917 xướng ra bài luận Pháp – Việt đề huề(3).

Như vậy, sự chuyển hướng của Phan Bội Châu được toan tính trước, không chỉ có Pháp – Việt đề huề luận mà tác phẩm Cụ viết sau đó cũng thể hiện rất rõ sự chuyển hướng này. Sự chuyển hướng đó đã tác động không nhỏ đến xu hướng phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ.

hiến tranh thế giới thứ I kết thúc, Hòa ước Vécsai – Oasingtơn (1919) đã công nhận độc lập của một số nước trước đây thuộc đế quốc áo – Hung và đế quốc ốttôman, một số nước thuộc địa của Đức cũng được đặt dưới quyền ủy trị của Hội quốc liên. Những điều này đã khiến Phan Bội Châu cho rằng, các chính khách cầm đầu các nước lớn đã bắt đầu biết “lẽ phải” và Cụ tin một ngày nào đó “họ sẽ tranh độc lập giúp ta”. Bên cạnh đó, đường lối cách mạng “bất bạo động, bất hợp tác” của Đảng Quốc đại ấn Độ cũng đã lan đến Việt Nam và Phan Bội Châu thấy đó là một đường lối hay, vì không đổ máu mà cũng có hy vọng giành được độc lập nên đã đi theo.(*)

ở Việt Nam, thực dân Pháp thực hiện chính sách hai mặt: một mặt, chúng tăng cường đàn áp, làm cho phong trào yêu nước gặp phải những tổn thất nặng nề, khiến các nhà yêu nước theo con đường bạo động tỏ ra dao động và Phan Bội Châu cũng không phải là một ngoại lệ. Mặt khác, Pháp thi hành một số cải cách xã hội có tính chất nhỏ giọt để che đậy cho chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của chúng. Trong hoàn cảnh đó, nhiều nhà yêu nước Việt Nam, trong đó có Phan Bội Châu không thể không nghĩ đến việc thay đổi đường lối để thích nghi với thời cuộc.

Thể hiện qua:

+1904, Phan Bội Châu cùng một số nhà yêu nước thành lập hội Duy Tân, chủ trương của Hội là đánh Pháp, giành độc lập, thành lập một chính thể quân chủ lập hiến ở VN

+Sau khi phong trào Đông du tan rã ( 1908 ), vào 1911, cuộc CM Tân Hợi thắng lợi ở Trung Quốc, ông đã quyết định giải tán hội Duy Tân, thành lập Việt Nam Quang Phục hội với chủ trương: đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam.

-Như vậy, từ chủ trương thành lập chế độ quân chủ lập hiến sang thành lập chế độ cộng hòa ở VN là một sự thay đổi lớn, là một sự trưởng thành vượt bậc trong chủ trương cứu nước của PBC

Câu hỏi trong lớp Xem thêm