''Gia đình là tổ ấm của em '' Hãy viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 5-6 câu kể về 1 buổi sum họp trong gia đình em

2 câu trả lời

Mỗi năm cứ đến ngày mười tháng mười hai là gia đình em đều làm lễ chạp cho ông bà. Ngày này, con cháu trong nhà đều tranh thủ về để thắp nén hương cho tổ tiên cũng là dịp anh em sum vầy.

Sáng hôm đó, em và mẹ cùng bác hai nữa đi chợ mua đồ về chuẩn bị. Nồi xôi ở nhà được bác Hoa bắc sẵn để làm cỗ, khi đi chợ về thì mỗi người một tay chuẩn bị các thứ. Đến tầm 10 giờ, bà cùng các bác, các anh đi sửa sang, dọn sạch cỏ cho ngôi mộ rồi thắp hương mời ông bà về ăn giỗ cùng con cháu. Sau đó, mâm cỗ được bày lên bàn thờ tổ tiên cúng ông bà, chúng em thắp hương trên bàn thờ tổ, cầu nguyện và khấn vái. Xong xuôi mọi việc, bữa tiệc diễn ra, những món ăn được bày sẵn rất đẹp mắt, món nào cũng ngon, nào là bánh tét, bánh chưng, nào là xôi gà, cháo canh, tôm luộc, măng xào lươn,....tất cả đều làm nên từ bàn tay đảm đang của những người phụ nữ trong gia đình. Con cháu đến đông đủ nên tiệc vui lắm, trò chuyện với nhau đầy rôm rả. Cô Hòa đi xa không về được nên gọi điện qua video để nói chuyện với cả nhà, cô xúc động lắm, bảo đông vui thế mà không về được cùng buồn, nhưng biết làm sao vì cô bận công tác không thể bỏ ngang mà về được. Sau màn nói chuyện với cô Hòa, bác cả đã phát biểu:

"Năm nay cu Hoàng nhà chú Huy đỗ đại học an ninh, bé Lan nhà bác Sĩ đậu thủ khoa hai trường thế là thành công rồi. Bác hãnh diện lắm, dòng họ mình cũng hãnh diện lắm vì con cháu đều thành đạt, khá giả, lại có sức khoẻ thì không gì quý hơn. Năm nay cố gắng phát huy, xây dựng một đại gia đình mẫu mực văn hoá nhé". Cả nhà ai nấy cũng đồng tình, gật gù với ý kiến bác trưởng họ. Rồi tiếp tục với những câu chuyện, những lời ca tiếng hát cất lên đầy sôi động.

Hôm đó giỗ đến chiều em mới xong, ai nấy đều rất vui vẻ. Mẹ em gửi bánh biếu cô bác ở xa mang về cho các cháu rồi tạm biệt nhau. Ngày chạp diễn ra thật ấp áp và sum vầy. Em rất hạnh phúc vì được là một thành viên của đại gia đình lớn này. Mong sau này sẽ có nhiều hơn những cuộc gặp gỡ, sum vầy như thế nữa.

53780n.aspx

Ba tôi công tác xa nhà mấy chục cây số, một tuần mới về một lần. Cho nên tối thứ bảy là tối gia đình tôi sum họp đông vui nhất.

Cơm nước xong xuôi, mọi người mới quây quần trong gian phòng khách nhỏ bé và ấm cúng. Ánh đèn nê-ông tỏa ánh sáng xanh dịu. Mấy lẵng hoa bằng nhựa sáng rực lên trông y như hoa thật. Chiếc tủ li bằng gõ cẩm lai được đánh vẹc-ni láng bóng như mặt gương soi,nổi bật những đường vân như những nét hoa văn kì ảo. Phía trên, là chiếc ti vi màu mười chín inh được phủ bằng một tấm lụa xanh rêu. Đồ đạc trong phòng được xếp đặt thật gọn gàng, ngăn nắp.

Ba tôi bồng bé Thảo Ngọc vào lòng âu yếm hôn lên tóc, lên má bé. Ngọc ôm lấy cổ ba nũng nịu: “Ba! Ba có nhớ con không?”. Ba cầm bàn tay nhỏ bé của bé áp lên má mình vuốt vuốt rồi nhỏ nhẹ với bé: “Ba nhớ con nhiều nhất đấy!”. Rồi ba hỏi lại bé: “Thế Ngọc có thương ba không?”. Thảo Ngọc cười nhe hàm răng “trống hàng tiền đạo” trông thật dẽ thương, bàn tay cà cà vào chiếc cằm vừa mới cạo của ba và nói lớn: “Con thương ba nhất nhà này! Thương mẹ nhất nhà này! Và cả chị Hai nữa! Con thương cả nhà như nhau! Bằng thế này này!”. Bé đưa ba ngón tay lên, đưa qua đưa lại như chứng tỏ điều mình nói là đúng, là sự thật. Lúc này, mẹ đang đọc báo, tôi đang chơi đàn. Cả tôi và mẹ đều phải phì cười vì vẻ ngộ nghĩnh, đáng yêu của bé.