em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh cảnh khuya nơi núi rừng Việt Bắc, qua hai câu thơ: "Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa."

2 câu trả lời

Hai câu thơ đầu trong bài “Cảnh khuya” được Bác Hồ kính yêu viết năm 1947 đã để lại trong lòng những người đọc ấn tượng vô cùng sâu sắc.

                                                      “Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

  Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.”

Câu thứ nhất tả âm thanh tiếng suối trong văng vẳng từ xa vọng lại. Nghe tiếng suối cứ ngỡ như nghe tiếng của cô gái nào đó với giọng ca trong trẻo đang cất tiếng hát. Phép so sánh kết hợp với việc lấy động tả tĩnh điều này đã khiến cho tiếng suối của rừng Việt Bắc trở nên gần gũi, giống như con người trẻ trung, tràn đầy sức sống và có thể thấy đêm hôm ấy là một đêm khuya tĩnh lặng, thanh bình. Câu thơ thứ hai tiếp tục miêu tả cảnh thiên nhiên, một bức tranh thiên nhiên dạt dào sức sống. Bức tranh này vừa có vẻ đẹp nhiều tầng lớp: cao - thấp, sáng - tối hòa hợp, quấn quýt, đường nét, hình khối đa dạng vừa tạo nên vẻ lung linh, huyền ảo chỗ đậm, chỗ nhạt. Đọc thơ, ta cứ ngỡ trăng, cổ thụ, hoa là ba vật, ba hình ảnh ngàn trùng xa cách, khác nhau từ màu sắc, kích thước vậy mà chúng vẫn nâng đỡ nhau tạo nên một bức tranh hoàn mĩ đến như vậy. Nhờ tài năng, sự cảm nhận tinh tế của tác giả đã thổi hồn vào cảnh rừng đêm Việt Bắc để dựng lên một bức tranh lung linh, sống động.

(Mình gửi bạn, bài này mình viết trc r nên cop nhanh chứ k phải chép mạng đâu ạ)

#nguyngocnhu

Xin hay nhất ạ

trong hai câu thơ đầu cho ta thấy cảnh khuya nơi núi rừng việt bắc .tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật so sánh.tiếng suối được so sánh với tiếng hát xa khiến nó thật gần gũi,trong trẻ là trà đầy sức sống.ánh trăng nơi núi rừng cx thật thơ mộng,huyền ảo.những nahs tẳng chiếu xuống các vòm lá cổ thụ và in bóng trên mặt đất như muôn nghì bông hoa tươi tắn.

-------------------------meo-------------------------------