Em hãy trình bày đặc điểm hà giang(vị trí địa lý,đặc điêm tự nhiên) trình bày thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch ở hà giang Trình bày điều kiện phát triển du lịch ở hà giang
1 câu trả lời
Tỉnh Hà Giang nằm ở cực bắc Việt Nam, có vị trí địa lý:
-Phía đông giáp tỉnh Cao Bằng
-Phía tây giáp các tỉnh Yên Bái và Lào Cai
-Phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang
-Phía bắc giáp châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Nam và địa cấp thị Bách Sắc thuộc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
-Đặc điểm tự nhiên:
Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có nhiều ngọn núi đá cao và sông suối, có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều.
Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]Đèo Mã Pí Lèng
- Cao nguyên đá Đồng Văn nằm trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc được công nhận là Công viên địa chất Toàn cầu vào năm 2010. Đây là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển vỏ Trái Đất, những hiện tượng tự nhiên, cảnh quan đặc sắc về thẩm mỹ, tính đa dạng sinh học cao và truyền thống văn hóa lâu đời của cộng đồng cư dân bản địa như các dân tộc Mông, Lô Lô, Pu Péo, Dao. Cao nguyên đá cũng là nơi có nhiều di tích danh thắng quốc gia đã được công nhận như: Di tích kiến trúc nhà Vương, Cột cờ Lũng Cú, phố cổ Đồng Văn, động Én, đèo Mã Pì Lèng, núi Đôi Quản Bạ[12] v.v.. Đồng Văn còn nổi tiếng về các loại hoa quả: đào, mận, lê, táo, hồng... về dược liệu: tam thất, thục địa, đại hồi, quế chi...
- Hệ thống các hang động: Hang Phương Thiện: cách thành phố Hà Giang 7 km (4,38 dặm) xuôi về phía nam. Đây là nơi có nhiều phong cảnh, nhiều hang động tự nhiên.Động Tiên và Suối Tiên nằm cách thành phố Hà Giang 2 km (1.25 dặm). Nhân dân quanh vùng vẫn thường đến Động Tiên lấy nước và cầu may mắn vào lúc giao thừa.[13]. Hang Chui: cách thành phố Hà Giang 7 km (4,38 dặm) về phía nam. Hang ăn sâu vào lòng núi khoảng 100 m (300 ft). Cửa hang hẹp phải lách người mới qua được. Vào trong lòng hang mở rộng, vòm hang cao vút, nhiều nhũ đá. Hang có nhiều dơi, có dòng suối dâng cao đổ xuống thành thác
- Dinh thự họ Vương thuộc xã Sà Phìn là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo được xếp hạng cấp quốc gia năm 1993. Đường dẫn vào dinh được lát bằng những phiến đá lớn vuông vức, phẳng lỳ. Dinh được bao bọc bởi hai vòng tường thành xây bằng đá hộc[14]. Dinh thự được xây dựng chủ yếu bằng đá xanh, gỗ pơ-mu, ngói đất nung già, các chi tiết được chạm trổ tỉ mỉ, công phu, đẹp mắt, được xây theo cấu trúc hình chữ "vương", tọa lạc trên quả đồi hình mai rùa. Đây là một điển hình về sự giao thoa nghệ thuật kiến trúc của người Mông và người Hán ở khu vực biên giới Việt – Trung.
- Chợ tình Khau Vai họp mỗi năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch tại xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc. Bắt nguồn từ 1 câu chuyện tình, Khau Vai trở thành nơi hò hẹn chung cho tất cả những người yêu nhau trong vùng. Chợ Khau Vai ban đầu họp không có người mua, không có người bán. Khoảng mười năm trở lại đây, do nhu cầu cuộc sống nên ngày chợ họp ngoài việc hò hẹn, gặp gỡ, người ta mang cả hàng hóa đến bán ở chợ. Do vậy đến chợ Khau Vai, người ta cũng có thể mua, bán, trao đổi những sản vật vùng cao[13].
- Tiểu khu Trọng Con Cách đường quốc lộ số 2, 20 km về phía đông nam, cách Thành phố Hà Giang khoảng 60 km về phía bắc ở tại Xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang (đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử năm 1996). Đây được xem là cái nôi của phong trào cách mạng ở Hà Giang [15].
- Chùa Sùng Khánh cách Thành phố Hà Giang 9 km về phía nam thuộc thôn Làng Nùng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên,được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử nghệ thuật năm 1993. Chùa được xây dựng thời Triệu Phong (1356), do thời gian, chùa bị hư hại, đến năm 1989 được nhân dân xây dựng trên nền chùa cũ. Ở đây còn lưu giữ hai di vật: Bia đá thời Trần (1367) ghi lại công lao của người sáng lập ra chùa và một quả Chuông cao 0.90 m, đường k ính 0.67 m, được đúc thời Hậu Lê (1705). Nghệ thuật khắc trên đá, trên Chuông đồng và kỹ thuật đúc Chuông là một bằng cứ nói lên bàn tay tinh xảo của các nghệ nhân vùng biên giới phía bắc này, và từ đó biết thêm lịch sử phát triển thời Trần và Lê tới tận vùng biên ải Hà Giang[15].
- Bãi đá cổ Nấm Dẩn thuộc xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần cách trung tâm huyện lỵ 15 km về phía nam. Tại đây đã thống kê được hơn 80 hình khắc về bàn chân, tay người, ruộng bậc thang và nhiều hình học khác trên đá. Các nhà khoa học bước đầu xác định các hình khắc này xuất hiện từ hơn hai nghìn năm trước. Đây là nguồn tư liệu quý về những cư dân Việt cổ ở vùng đất Hà Giang.
- Chùa Bình Lâm thuộc địa phận thôn Tông Mường xã Phú Linh, Thành phố Hà Giang. Chùa còn có tên gọi chữ Hán là "Bình Lâm Tự". Nhân dân ở đây còn lưu giữ một quả chuông thời Trần được đúc vào tháng 3 năm Ất Mùi (1295) chuông có chiều cao 103 cm, đường kính miệng 65 cm, quai được cấu tạo bởi hai hình rồng, trên chuông có khắc bài Minh bằng chữ Hán gồm 309 chữ năm Bính Thân, niên hiệu Hưng Long thứ 4 (1296). Trên quả chuông ta bắt gặp tiêu bản rồng nổi trên chất liệu đồng (thế kỷ 13). Cùng với quả chuông, tại chùa Bình Lâm còn phát hiện được một số di vật như Tháp đất nung, mái ngói có hoạ tiết hoa chanh....là những nét quen thuộc và tiêu biểu của văn hoá thời Trần[15].
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm