Em hãy sưu tầm 1 câu chuyện về gia đình chưa văn hóa.

2 câu trả lời

Nhà bạn T có bố với mẹ làm trong xã hội đen. Bố mẹ T luôn dạy T ra ngoài đường không cần sợ ai hết bởi có bố mẹ "bảo kê". T luôn nói bậy ở trên trường và đánh các bạn. Các thầy cô không dám đụng vào T bởi sợ bố mẹ bạn ấy.

$#Bin$

Từ nhiều năm qua, độc giả của báo Doanh Nhân Sài Gòn cuối tuần đã quen thuộc với giọng văn nhẹ nhàng, dí dỏm của tác giả Quảng Yên qua mục Chuyện nhà tôi trên trang Gia đình. Đã biết đó chính là nhà văn, nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải, nhiều người vẫn bất ngờ khi thấy bà “đóng vai” người đàn ông một cách thú vị với những quan sát tinh tế, rất đời thường và đạm chất thời sự. Nói về văn hóa – một vấn đề rộng lớn mang tính nhân văn nhưng lại không hề lên gân kiểu đao to búa lớn, hay dạy dỗ, triết lý, mà là những câu chuyện có khi “cãi cọ” đời thường rất có duyên. Đó là một lối viết đặc biệt gây hứng thú cho người đọc, không bị nhàm chán bởi lối kể lể dài dòng thông thường.

Trong câu chuyện gia đình, nhiều vấn đề, tình huống được đưa ra tranh luận, bàn cãi với lý lẽ đa chiều. Tuy tác giả không kết luận, nhưng qua đó, người đọc cũng tự rút ra cho mình những suy ngẫm. Chuyện trong gia đình thì đa dạng lắm, chuyện vợ chồng, cha mẹ, con cái, mẹ chồng, con dâu… rồi mỗi người lại có công việc và những mối quan tâm riêng tạo thành một chuỗi mắt xích. Mà chuyện “vướng” lung tung thì hầu như gia đình nào cũng gặp phải. Thời của cha mẹ khác xa thời của con cái, làm sao để hiểu con mình đang nghĩ gì, làm gì. Ông bà giữ cháu theo kiểu truyền thống hay phải học lối hiện đại cho vừa ý cha mẹ chúng… Sốc văn hóa đã trở thành hiện tượng mà các nhà tâm lý học phải vào cuộc hầu giúp đỡ rồi cho con người trong cuộc sống hiện đại có quá nhiều điều phức tạp. Gia đình thường được ví là điểm tựa bình yên, nhưng nhiều lúc lại là nơi có những cơn sóng ngầm chực chờ cuốn phăng tất cả… Góp nhặt những câu chuyện gia đình, thấy bức tranh về vương quốc bé nhỏ ấy cũng lắm màu sắc sáng tối tương phản nhau. Cái hay của người viết là cứ bày ra những chi tiết sống động, quen mà lạ để người đọc dù biết trước cũng cười xòa. Quen lắm chuyện người xem cãi nhau với tivi, chuyện người hiện đại mê tín, chuyện phụ nữ làm đẹp, chuyện dạy con, những bà trung lưu tán gẫu… nhưng đều được người viết cập nhật ở mức độ nhanh nhất, nắm bắt thời đại. Cả những chuyện đang diễn ra bên Tây, bên Tàu thì trong bàn ăn gia đình cũng được bàn luận rôm rả. Đừng tưởng như thế là vô bổ, vì đối thoại bao giờ cũng dễ chịu hơn độc thoại hay đối đầu. Ở những việc tưởng chừng vô thưởng vô phạt như thế nhưng người ta lại dễ dàng bộc lộ tính cách để từ đó mà biết ý cư xử với nhau. Đâu phải người thân trong gia đình là không làm tổn thương nhau bao giờ. Khó lắm trong việc phải tạo hài hòa văn hóa cá nhân với trong gia đình và ngoài xã hội. Không tránh được những cú sốc văn hóa thì chia sẻ những câu chuyện, biết đâu kinh nghiệm của mình sẽ là bài học cho những người khác có thêm những cách ứng xử để phù hợp với văn hóa thời hiện đại.

Cùng với ý nghĩa đó, “Sốc” văn hóa do Nhà xuất bản Phụ nữ phát hành, tập hợp những bài viết trên báo Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần đã ra đời. Một lần nữa, mời độc giả đọc lại những câu chuyện gia đình ý nhị trong quyển sách này với nụ cười để yêu thêm những người thân của mình hơn.