em hãy làm rõ hai câu ca dao "bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống những chung một dàn" "Nhiễu điều phủ lấy giá thương, người chung một nước phải thương nhau cùng"

2 câu trả lời

- "Bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống những chung một dàn"
Nghĩa đen: Giàn bầu bí quấn quýt vào nhau, dù khác giống nhưng sống trên một giàn.

Nghĩa bóng: Người Việt Nam cũng như dây bầu bí, luôn yêu quý, đoàn kết với nhau.

- "Nhiễu điều phủ lấy giá thương, người chung một nước phải thương nhau cùng"

Nghĩa đen: “nhiễu điều” tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương.

Nghĩa bóng: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc.

Câu ca dao "bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống những chung một dàn":

giàn bầu và giàn bí cứ nằm cạnh bên nhau, người ta cũng không ngại gọi chung một tiếng “bầu bí”. Hai giống quả thuộc họ dây leo này có một sự gắn kết bởi chúng hao hao về ngoại hình và thường được trồng thành giàn. Bầu và bí tuy có sự khác nhau về giống loài nhưng cũng không nên vì vậy mà tranh đấu với nhau. Nói sau đi nữa cũng trồng chung một giàn, nắng hạn cũng lo mà mưa to cũng rầu rĩ.

Câu ca dao "Nhiễu điều phủ lấy giá thương, người chung một nước phải thương nhau cùng":

Nhiễu điều” là thứ hàng tơ lụa màu đỏ đẹp đắt giá; “giá gương” là vật dụng bằng gỗ chạm khắc khéo léo vừa đỡ lấy tấm gương soi vừa để trang hoàng nhà cửa. Nếu hai vật ấy đứng riêng lẻ thì không có gì đặc sắc. Nhưng đặt mảnh lụa đỏ phủ lên giá gương thì chúng tạo nên một cảnh tượng vừa rực rỡ, vừa uy nghiêm. Tấm “nhiễu điều” giữ cho gương sáng mãi, khỏi bị ố mờ vì bụi, cồn tấm gương kia nhờ tấm nhiễu điều nên luôn sáng tươi mãi. Chính nhờ bao phủ, chở che cho nhau mà cả hai trở nên cổ giá trị, tôn vinh thêm nét đẹp.