Em hãy giải thích rõ câu tục ngữ : Không thầy đó mày làm nên và Nhất tự vi sự , bán tự vi sư , Nêu suy nghĩ và ý nghĩa của câu nói trên

2 câu trả lời

Dân tộc Việt Nam ta tự hào là dân tộc với biết bao truyền thống tốt đẹp, quý báu luôn được gìn giữ và phát huy từ đời này sang đời khác. Một trong những truyền thống quý báu đó chính là truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, đây không chỉ là nét đẹp trong đạo lý người học mà còn là nhân tố quan trọng khẳng định nhân cách con người. Câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" đã răn dạy và nhắc nhở cho chúng ta ghi nhớ đến vai trò, công lao to lớn của người thầy đối với cuộc đời mỗi người.(đề ko bắt buộc viết đoạn, bài văn đâu nha)

Câu này có gốc Hán, khi người dừng đọc theo âm Hán – Việt. Nếu như mà chúng ta lại đi giải nghĩa từng thành tố một thì chúng ta thu được đó chính là: nhất = một, tự = chữ, vi = là, bán = nửa, sư = thầy. Từ đó ta có thể dễ dàng hiểu được nghĩa đen của câu này là “Một chữ là thầy, nửa chữ (cũng) là thầy”. Quan trọng hơn ta như thấy được chính hàm ý của nó nhằm nhắc nhở mỗi chúng ta về đạo thầy trò ở đời. Và đạo thầy trò ở đây cũng chính là rằng “chúng ta phải biết ơn người dìu dắt, dạy dỗ mình, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất”. Bởi đó cũng chính là “lẽ thường” tối thiểu ở đời trong thiên hạ xưa và nay trong cuộc sống của chính chúng ta.

2 câu nhất tự vi sư và bán tự vi sư có ý nghĩa giống nhau đều là phải biết tôn trọng thầy , cô

Trong nhà trường, vai trò của người thầy vô cùng quan trọng. Thầy dạy cho trò những kiến thức cần thiết thông qua bài giảng trên lớp. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, mở rộng, nâng cao tri thức cho học sinh. Đồng thời với việc dạy chữ là dạy nghĩa. Người thầy dạy bảo những điều hay lẽ phải, quan tâm giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp các em sống theo đạo lí làm người. Đối với việc trưởng thành và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, công lao của người thầy quả là không nhỏ.
Đầu tiên ta phải hiểu được câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” có nghĩa là gì? Câu này có gốc Hán, khi người dừng đọc theo âm Hán – Việt. Nếu như mà chúng ta lại đi giải nghĩa từng thành tố một thì chúng ta thu được đó chính là: nhất = một, tự = chữ, vi = là, bán = nửa, sư = thầy. Từ đó ta có thể dễ dàng hiểu được nghĩa đen của câu này là “Một chữ là thầy, nửa chữ (cũng) là thầy”. Quan trọng hơn ta như thấy được chính hàm ý của nó nhằm nhắc nhở mỗi chúng ta về đạo thầy trò ở đời. Và đaoọ thầy trò ở đây cũng chính là rằng “chúng ta phải biết ơn người dìu dắt, dạy dỗ mình, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất”. Bởi đó cũng chính là “lẽ thường” tối thiểu ở đời trong thiên hạ xưa và nay trong cuộc sống của chính chúng ta.