Em hãy cho biết sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đăk lăk hiện nay
2 câu trả lời
Kinh tế chủ đạo của Đăk Lăk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Tỉnh có tiềm năng về [du lịch sinh thái. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2017, tỉnh Đắk Lắk xếp ở vị trí thứ 31/63 tỉnh thành. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích 182.343ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước[39]. Tỉnh cũng là nơi trồng bông, cacao, cao su, điều lớn của Việt Nam. Đồng thời, là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, như cây bơ, sầu riêng, chôm chôm, xoài...
Quảng trường trung tâmthành phố Buôn Ma Thuột
Năm 2016, Đánh giá về việc thực hiện 18 chỉ tiêu nhiệm vụ chủ yếu năm 2016 cho thấy, có 12 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, nổi bật nhất là chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, tổng sản phẩm xã hội (GRDP - theo giá so sánh 2010) khoảng 44.571 tỷ đồng, đạt 101,3% kế hoạch; tăng trưởng kinh tế 7,02%. Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành): nông - lâm - thủy sản đạt 44,81%; công nghiệp - xây dựng đạt 14,48%; dịch vụ đạt 38,68% (kế hoạch năm 2016 tương ứng là: 43 - 44%, 16 - 17%, 36 - 37%).
-Ngành nông, lâm, thủy sản ước đạt 18.892 tỷ đồng, bằng 107,6% KH, tăng trưởng 4,25% (KH: 17.559 tỷ đồng, tăng 3,5-4%). Giá trị sản xuất của các loại cây trồng lâu năm và hằng năm trên địa bàn tỉnh tăng khoảng 250,4 tỷ đồng, tương ứng giá trị tăng thêm 118 tỷ đồng
-Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 4.100 tỷ đồng, bằng 97,6% kế hoạch do HĐND tỉnh giao (kế hoạch: 4.200 tỷ đồng) và đạt 120,2% kế hoạch Trung ương giao (kế hoạch: 3.671 tỷ đồng), tăng 20,2% so với thực hiện năm 2015
-Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) năm 2016 thực hiện 13.750 tỷ đồng, tăng 18,5% so với năm 2015, đạt 108,2% kế hoạch.
Phấn đấu năm 2018, UBND tỉnh Đắk Lắk đề ra chỉ tiêu: Tổng sản phẩm xã hội đạt khoảng 51.480 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế 7,8-8%, thu nhập bình quân đầu người 41 triệu đồng, huy động vốn đầu tư toàn xã hội 27.720 tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 600 triệu USD, thu ngân sách nhà nước khoảng 5.000 tỷ đồng.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta thể hiện ở 3 mặt chủ yếu:
- Chuyển dịch cơ cấu ngành:
- Giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp.
- Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng.
- Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên vùng kinh tế phát triển năng động.
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Chuyển dịch từ nền kinh tế nhà nước sang nền kinh tế nhiều thành phần.
Tên các vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm:
Vùng kinh tế gồm có 7 vùng:
- Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (giáp biển)
- Vùng đồng bằng sông Hồng (giáp biển)
- Vùng Bắc Trung Bộ (giáp biển)
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (giáp biển)
- Vùng Tây Nguyên (không giáp biển)
- Vùng Đông Nam Bộ (giáp biển)
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long (giáp biển)
Vùng kinh tế trọng điểm:
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Học tốt nhé ><
- @Thư.