động lực nào thúc đẩy người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành thực hiện cuộc hành trình ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc vào năm 1911.

2 câu trả lời

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:

- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.

- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.

- Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

⇒ Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.

Ý định của mình ra nước ngoài tìm cách cứu nước cũng được Người nói rõ với nhà văn Mỹ Anna Luy Xtơrông: "Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”. Điều đó khiến Nguyễn Tất Thành quyết định không cùng cha trở lại Huế, mà đến Phan Thiết dạy học tại Trường Dục Thanh khoảng 4-5 tháng, rồi vào Sài Gòn để thực hiện cuộc hành trình tìm đường cứu nước, mở đầu từ ngày 5-6-1911 trên tàu Amiran Latusơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville). Người làm phụ bếp và mang tên gọi mới là Văn Ba.

Con tàu đã đưa người thanh niên yêu nước đó rời bến cảng Sài Gòn đến Xingapo (8-6-1911), Côlômbô, Xrilanca (14-6-1911), cảng Xaít (Ai Cập, 30-6-1911), Mácxây (Pháp, 6-7-1911) rồi cập bến Lơ Havrơ (15-7-1911).

Đi đến đâu, Nguyễn Tất Thành cũng cố gắng quan sát nhận biết sâu sắc diện mạo thế giới tư bản chủ nghĩa để tích luỹ tri thức, nghiên cứu và đối chiếu lý luận với thực tế, tham gia các hoạt động xã hội để tìm cho ra những đặc trưng cơ bản của sự phân hoá, đối địch giữa người giàu với người nghèo, giữa những người bị áp bức và bị bóc lột với kẻ thống trị, giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với đế quốc chủ nghĩa xâm lược và thống trị.

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc đoạn trích sau: Thời gian có thể chữa lành mọi vết thương, chấn chỉnh mọi sai sót, và biến mọi lỗi lầm thành tài sản. Song, nó chỉ thích chơi với những ai có thể giết chết sự trì hoãn và biết hướng đến các mục tiêu cụ thể với mục đích rõ ràng. Cứ mỗi giây phút trôi qua, khi đồng hồ gõ đều để rút dần khoảng cách là khi thời gian đang chạy đua với từng người. Trì hoãn đồng nghĩa với thất bại, bởi không ai có thể lấy lại được thời gian đã mất – dù chỉ một giây. Hãy tiến về phía trước với sự quả quyết và đúng lúc, rồi thời gian sẽ yêu mến bạn. Nếu bạn lưỡng lự hay đứng yên, thời gian sẽ loại bạn ra khỏi cuộc chơi. Cách duy nhất để tiết kiệm thời gian là sử dụng nó một cách khôn ngoan. Hãy cho tôi biết bạn sử dụng thời gian nhàn rỗi như thế nào và tiêu tiền ra sao, tôi sẽ cho bạn biết mười năm nữa bạn là ai và đang ở đâu. Ngày hôm nay là ngày quan trọng nhất. Đừng chờ đợi ngày mai. Hãy sống trọn vẹn cho hôm nay. Đừng để sự lo lắng, thất vọng, tức giận hay hối hận… xuất hiện trong ngày hôm nay của bạn. Tất cả đều đã thuộc về quá khứ hoặc chỉ xảy đến trong tương lai. Hãy làm việc thật nghiêm túc và sống có trách nhiệm với chính cuộc sống của mình. (Trích “Không gì là không thể” – George Matthew Adams, Thu Hằng dịch) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2: Theo tác giả, đâu là ý nghĩa của thời gian ?

3 lượt xem
2 đáp án
23 giờ trước