Đọc văn bản thơ: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ – Nguyễn Khuyến Đã bấy lâu nay, bác tới nhà. Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây ta với ta. (Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, trang 104) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: (0,75 điểm) Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2: (0,75 điểm) Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh trong văn bản cho thấy hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến hoàn toàn không có vật chất gì để tiếp đãi bạn? Câu 3: (1.0 điểm) Tìm và nêu hiệu quả của phép đối được sử dụng ở 2 câu thơ sau: Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Câu 4: (0,5 điểm) Xác định nghĩa của 2 từ “ta” trong câu thơ “Bác đến chơi đây ta với ta”? Nhận xét tình cảm của tác giả thể hiện qua câu thơ trên.

1 câu trả lời

Câu 1: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

           PTBĐ chính là: biểu cảm

Câu 2: Các từ ngữ đó là: trẻ đi vắng; chợ xa; có cá, có gà nhưng không bắt được vì ao sâu, vườn rộng; có mướp, có bầu, có cà nhưng lại chưa đến lúc thu hoạch; ngay cả miếng trầu-thứ tối thiểu để tiếp đãi bạn tác giả cũng không có

Câu 3: - Phép đối:  + Cải chửa ra cây-bầu vừa rụng rốn

                               + Cà mới nụ-mướp đương hoa

=> Tác giả đã miêu tả tình huống chớ trêu khi bạn đến chơi nhà: ko có cả cải, cà, bầu hay mướp... đó là cuộc sống thiếu thốn. Nhưng  sự thiếu thốn đó không khiến cho thi sĩ buồn khổ mà còn đầy lạc quan, yêu đời

Câu 4: 

- Từ “ta” đầu tiên chỉ chính nhà thơ - chủ nhà, còn từ “ta” thứ hai chỉ người bạn - khách đến chơi

=> Qua câu thơ đã thể hiện  tình bạn gắn bó tri âm tri kỷ của nhà thơ. Dù trong hoàn cảnh thiếu thốn chẳng có lấy một thứ gì quý giá để tiếp đãi bạn bè nhưng nhà thơ và người bạn tâm giao vẫn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm