*Đọc phần trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6:
Con cò bay lả bay la
Theo câu quan họ bay ra chiến trường
Nghe ai hát giữa núi non
Mà hương đồng cứ rập rờn trong mây
Nghìn năm trên dải đất này
Cũ sao được cánh cò bay la đà
Cũ sao được sắc mây xa
Cũ sao được khúc dân ca quê mình!
(Khúc dân ca – Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
A. Biểu cảm
B. Tự sự
D. Miêu tả
C. Nghị luận
2. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thể thơ 5 chữ
B. Thể thơ 4 chữ
C. Thể thơ lục bát
D. Thể thơ sog thất lục bát
3. Từ láy được sử dụng trong đoạn trích trên là:
A. Chiến trường
B. La đà
C. Bay lả
D. Cánh cò
4. Từ ghép đẳng lập được sử dụng trong đoạn trích trên là:
A. Chiến trường
B. Núi non
C. Cánh cò
D. Con cò
5. Xác định biện pháp tu từ dược sử dụng trong 4 câu thơ sau?
Nghìn năm trên dải đất này
Cũ sao được cánh cò bay la đà
Cũ sao được sắc mây xa
Cũ sao được khúc dân ca quê mình!
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. So sánh và nhân hóa
D. Điệp ngữ
6. Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong 4 câu thơ ở câu hỏi số 5 là:
A. Nhấn mạnh những câu hát dân ca không bao giờ lạc hậu, xưa cũ.
B. Thể hiện niềm tin vào sức sống bền bỉ mãnh liệt của dân ca nói riêng và giá trị văn hóa truyền thống nói chung.
C. Ca dao Việt Nam giàu ý tứ.
D. Cả A và B
*Đọc tiếp phần trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 7 đến câu 14:
Cái roi ngày ấy
Ngày nào con nghịch con chơi
Bỏ nhà đi suốt một hơi tối ngày
Làn roi rơi xuống thân gầy
Làm đau tay mẹ, làm cay mắt bà.
Bây giờ con ở đâu xa
Nắm xương không cửa, không nhà mãi đi
Trường Sơn một dải xanh rì
Đất đen, đất đỏ, đất gì chôn con?
Chân run quờ chiếc gậy mòn
Sợ cầm phải cái roi còn đâu đây.
( Phạm Đình Thái, Thơ lục bát, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội 1998)
7. Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
8. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
A. Người bà
B. Người mẹ
C. Người cha
D. người con
9. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là gì?
A. Nỗi ân hận của người mẹ vì ngày xưa trót một lần đánh con.
B. Nỗi ân hận của người con vì không nghe lời mẹ.
C. Nỗi ân hận của người bà vì ngày xưa trót một lần đánh cháu.
D. Nỗi đau đớn khôn cùng của người mẹ có con đi bộ đội, hi sinh trong chiến tranh.
10. Bài thơ có những ý nào trong các ý sau đây?
A. Mẹ đánh con vì một lần con bỏ nhà đi chơi cả ngày không xin phép.
B. Người mẹ đau đớn vì không biết hiện nay hài cốt con đang gửi ở nơi nào trong đại ngàn Trường Sơn.
C. Tuổi già, phải chống gậy, mỗi khi cầm chiếc gậy, người mẹ lại nhớ đến cái roi khi xưa đã cầm đánh con.
D. Tất cả các ý vừa nêu.
11. Bài thơ trên được lập ý như thế nào?
A. Liên hệ hiện tại với tương lai.
B. Hồi tưởng quá khứ và cảm xúc về hiện tại.
C. Tưởng tượng tình huống,hứa hẹn, mong ước.
D. Quan sát, suy ngẫm.
12.Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “xa”:
A. Gần
B. Giữa
C. Đích
D. Đi
13.Trong các từ sau đây, từ nào là từ Hán Việt?
A. Đất đỏ
B. Đâu đây
C. Trường Sơn
D. Đất đen
14. “ Xanh rì” thuộc loại từ nào sau đây?
A. Từ láy
B. Từ ghép chính phụ
C. Từ ghép đẳng lập
D. Từ Hán Việt