Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “…Trong xã hội Truyện Kiều, đồng tiền đã thành một sức mạnh tác quái rất ghê. Nguyễn Du không phải không nhắc đến tác dụng tốt của đồng tiền. Có tiền, Thúc Sinh, Từ Hải mới chuộc được Kiều, Kiều mới cứu được cha và sau này báo ơn cho người này, người nọ. Đó là những khi đồng tiền nằm trong tay người tốt. Nhưng chủ yếu Nguyễn Du vẫn nhìn về mặt tác hại. Vì Nguyễn Du thấy rõ cả một loạt hành động gian ác bất chính đều là do đồng tiền chi phối. Quan lại vì tiền mà bất chấp công lý; sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông; Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm; Khuyển, Ưng vì tiền mà làm những điều đại ác. Cả một xã hội chạy theo tiền…” (Trích Hoài Thanh toàn tập, tập II) c. Chỉ ra một phép tu từ được sử dụng trong câu in đậm và nêu tác dụng của phép tu từ đó. d. Xác định nội dung đoạn trích. Nội dung đó đề cập đến giá trị nào trong Truyện Kiều (Nguyễn Du)?
2 câu trả lời
c. Câu in đậm Quan lại vì tiền mà bất chấp công lý; sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông; Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm; Khuyển, Ưng vì tiền mà làm những điều đại ác.
Phép tu từ: Liệt kê
Tác dụng: Diễn tả đầy đủ, chi tiết nhiều khía cạnh của nội dung. Nói lên những tác hại của đồng tiền. Chính đồng tiền đã mê hoặc lòng người, vì tiền mà con người bất chấp tất cả mà làm những điều trái lương tâm, không đúng lẽ thường.
d. Nội dung: Đoạn trích nói về sức mạnh của đồng tiền trong xã hội Truyện Kiều.
c. Biện pháp tu từ: nói quá : sức mạnh tác quái rất ghê, đại ác
- Tác dụng nhằm gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm của câu văn.
d. Nội dung: nói về xã hội phong kiến lấy chức lấy quyền, để làm ra những điều không thể chấp nhận được. Những người tốt thì bị hãm hai mà những người ác thì đứng ngoài vòng pháp luật. Không bị chịu tội. Đồng tiền làm che mắt của thời xã hội phong kiến.