Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Ai còn Mẹ đó là điều may mắn Được đợi mong khi đêm vắng chưa về. Được ngợi khen dù người khác trách, chê. Được an ủi, cận kề chia khó nhọc. Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc Hiểu và thương bao khó nhọc nặng mang Hiểu và đau những giọt lệ tuôn tràn Hiểu thông cảm lỗi lầm đang mắc phải. Ai còn mẹ trọng phút giây còn lại Sẽ có một ngày Người vĩnh viễn rời xa Sẽ có một ngày ta nức nở vỡ òa Sẽ nuối tiếc khôn nguôi... luôn khổ đau vì nhớ! (Ngày của mẹ - Nguyễn Thị Đức) Câu 1: Đoạn thơ trên gợi cho em nhớ đến văn bản nào đã học trong ngữ văn 7, tác giả của văn bản đó? Câu 2: Xác định và phân loại từ láy có trong khổ thơ cuối. Câu 3: Tìm một từ trái nghĩa với từ “khổ đau” và đặt câu với từ vừa tìm được. Câu 4: Qua đoạn thơ trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả đối với người mẹ của mình? (Trả lời khoảng 3 đến 5 câu văn). Câu 5: Chỉ ra 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và phân tích tác dụng của nó?

1 câu trả lời

Câu 1 :

- Đoạn văn trên gợi cho em nhớ đến văn bản "Mẹ tôi" của Ét - môn - đô đơ A-mi-xi

Câu 2 :

Từ láy bộ phận :  vĩnh viễn , nức nở ( láy phụ âm đầu )

Câu 3 :

Trái nghĩa với "khổ đau" là hạnh phúc

- Cô ta đang cảm thấy hạnh phúc bên người thân trong những ngày cuối đời.

Câu 4 :

 Người sinh ra ta , người đánh đổi tất cả chỉ vì hạnh phúc của đứa con , người tiếp động lực giúp ta đứng dậy sau vấp ngã đó không ai khác ngoài mẹ. Qua đoạn thơ trên tôi lại càng xúc động và thấm thía hơn về thứ tình cảm gọi là mẫu tử ruột thịt. Tác giả thực là 1 người rất yêu mẹ của mình thì mới có những dòng thơ hay đến thế. Nhà thơ đã ngợi ca về công lao to lớn của người mẹ và nhắc nhở người đọc phải hiếu thảo , trân trọng mẹ khi còn có thể đừng để hối hận lúc quá muộn...

Câu 5 :

- Một biện pháp tu từ được sử dụng : điệp ngữ "hiểu" 

-> Tác dụng : Hiểu những cực nhọc mà mẹ đã gồng gánh suốt cuộc đời để rồi lại thêm trân trọng những phút giây được ở cùng mẹ.