Đọc đoạn thơ sau: “ Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ “Cục...cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ.” ( Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh ) Chỉ ra và phân tích cái hay của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên ?

2 câu trả lời

Biện pháp tu từ trong đoạn thơ:

- Điệp từ “nghe” và phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

- Tác dụng:

+ Từ "nghe" được lặp lại 4 lần trong đoạn, mỗi một lân lặp lại thì trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét, đó là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc: Sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa `->` Sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi `->` Sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ.

`→` Điệp từ “nghe” cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc trong tâm hồn người chiến sĩ.

+ Tạo nên tính nhịp điệu cho khổ thơ.

 `=>` Tất cả, thể hiện tình yêu gia đình, quê hương tha thiết của người lính trẻ.

`-` Điệp ngữ "Nghe".

`→` Tác dụng:

`-` Tác giả đã điệp từ "nghe" để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Thông qua đó ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

`-` Điệp ngữ : "Cục". 

`→` Tác dụng : nhấn mạnh tiếng gà trưa đã xua tan mọi mệt mỏi và gợi lại những kỉ niệm thời ấu thơ của người chiến sĩ trên đường hành quân xa.

`#``zvyhoang2k5`

Câu hỏi trong lớp Xem thêm