Định luật ôm?Công thức tính điện trở của một dây dẫn?Điện trở tương đương?Biến trở?

2 câu trả lời

Định luật ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

Công thức tính điện trở của một dây dẫn 

`**` `R=U/I`

Trong đó:

`R` là điện trở của dây dẫn `(\Omega)`

`U` là hiệu điện thế giữa hai đầu dây `(V)`

`I` là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn `(A)`

`**` `R=(\rho.l)/(S)`

Trong đó:

`R` là điện trở của dây dẫn `(\Omega)`

`\rho` là điện trở suất của dây dẫn `(\Omega.m)`

`l` là chiều dài của dây dẫn `(m)`

`S` là tiết diện của dây dẫn `(m^2)`

Công thức tính điện trở tương đương trong mạch mắc nối tiếp:

`R_{TĐ}=R_{1}+R_{2}+...+R_{n}`

Công thức tính điện trở tương đương trong mạch mắc song song:

`1/(R_{TĐ})=1/(R_{1})+1/(R_{2})+...+1/(R_{n})`

Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

 

`y10000`

_ Định luật ôm : 

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây . 

_ Công thức tính điện trở của một dây dẫn : 

`R = \frac{U}{I}`

 trong đó : U là hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn ( V ) 

                   I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ( A )

                   R là điện trở ( Ω )

`R = \frac{p.l}{s}`

trong đó : $L$ là chiều dài của dây

                    s là tiết diện 

                   p là điện trở suất  

_ Điện trở tương đương : là điện trở của toàn mạch .

 Mạch nối tiếp : : Rtđ = R1 + R2 

Công thức rộng : Rtđ= R1 + R2 +....+ Rn 

Mạch song song : 

`\frac{1}{Rtd} = \frac{1}{R1} + frac{1}{R2}` 

Công thức rộng : 

`\frac{1}{Rtd} = \frac{1}{R1} + frac{1}{R2} + ... + \frac{1}{Rn}`

_Biến trở là các thiết bị có điện trở thuần có thể biến đổi được theo ý muốn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm