định luật ôm : biểu thức định luật luật Jun len xơ -công thức - sự chuyển hóa điện năng - dụng cụ sd ứng dụng điện trở của dây từ trường - sử dụng nam châm vĩnh cửu nêu ứng dụng - nam châm điện quy tắc nắm tay phải , bàn tay trái -xác định cực từ nam châm - xác định lực điện từ

1 câu trả lời

Giải thích các bước giải:

-Định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

+Biểu thức định luật: I=$\frac{U}{R}$ 

+Trong đó:

   I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn (A).

   U là giệu điện thế giữa hai đầu dây (V)

   R là điện trở ().

-Định luật Jun-Len-xơ: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
+Hệ thức của định luật: Q=$I^{2}$.R.t

+Trong đó:

   Q: nhiệt lượng tỏa ra từ vật dẫn(J)

   R: điện trở của vật dẫn

   I: cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn(A)

   t: thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn(s)

-Sự chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác

-Điện năng là năng lượng của dòng điện. Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác, trong đó có phần năng lượng có ích và có phần năng lượng vô ích.

-Tỉ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ được gọi là hiệu suất sử dụng điện năng: H=$A_{i}$/$A_{tp}$=$A_{i}$/($A_{i}$+$A_{hp}$) 

+Trong đó:

   Ai: là năng lượng có ích

   Ahp: là năng lượng hao phí

   Atp: là năng lượng toàn phần được huyển hóa từ điện năng

-Điện trở là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của vật liệu.

-Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói trong không gian đó có từ trường.

-Nam châm vĩnh cửu
+Đặc điểm:
  •Có hai từ cực: cực Bắc (N) và cực Nam (S). Khi để tự do cực Bắc luôn chỉ hướng Bắc, cực Nam luôn chỉ hướng Nam
  •Nếu để hai nam châm lại gần nhau thì các cực cùng tên đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau.

  •Có thể hút các kim loại như: sắt, niken, coban,..…

+Ứng dụng: Kim nam châm, labàn, Đi-na-mô xe đạp, Loa điện (loa điện có cả hai loại nam châm), động cơ điện đơn giản, máy phát điện đơn giản,…..

-Ứng dụng của nam châm điện: Ampe kế, rơle điện từ, rơle dòng, loa điện (loa điện có cả hai loại nam châm), máy phát điện kĩ thuật, động cơ điện trong kĩ thuật, cần cẩu, thiết bị ghi âm, chuông điện,…..
-Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

-Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho lòng bàn tay hứng các đường sức, chiều từ cổ tay đến ngón tay chỉ chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90 chỉ chiều lực từ tác dụng lên dòng điện đó.

-Xác định từ cực nam châm:

+Cách 1: Treo thanh nam châm bằng một sợi dây chỉ mềm ở chính giữa để cho thanh nam châm nằm ngang. Đầu quay về hướng Bắc địa lí là cực Bắc của thanh nam châm.

+Cách 2: Lần lượt đưa các đầu của thanh nam châm chưa biết tên cực lại cực Bắc của một thanh nam châm đã biết tên cực. Nếu chúng hút nhau thì tên cực là Nam và nếu đẩy nhau thì đó là cực Bắc.

-Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ. Để xác định được chiều của lực điện từ chúng ta sử dụng quy tắc bàn tay trái.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm