điều kiện tự nhiên nào tạo nên sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp của nước ta

2 câu trả lời

việt Nam là nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á có đặc điểm đất ít, người đông. Năm 1995, số dân nước ta là 73,962 triệu người, trong đó dân số nông nghiệp là 58,342 triệu người, chiếm 79,5% dân số cả nước. Cũng vào thời điểm trên, diện tích canh tác ở Việt Nam là 6,985 triệu ha, bình quân diện tích canh tác trên nhân khẩu nông nghiệp là 1400m2. Lao động nông nghiệp có 26,110 triệu người, chiếm 71% lao động xã hội.

Từ cuối những năm 80 đến cuối những năm 90, nông nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển rõ rệt về nhiều mặt, từ tổ chức lực lượng sản xuất, khoa học công nghệ đến các chỉ số phát triển nông nghiệp.

Do tổ chức sản xuất nông nghiệp được đổi mới và khoa học công nghệ được tăng cường, trong 10 năm (1989-1998), sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,3%/năm, sản lượng lương thực bình quân đạt 23,08 triệu tấn/năm (mỗi năm tăng bình quân trên 1 triệu tấn, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng dân số). Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục trong 10 năm qua, từ năm 1997, Việt Nam trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Rau quả, cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu đều tăng về sản lượng, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Về chăn nuôi, trong thời gian trên, các đàn gia súc, sản lượng thịt, trứng, sữa đều tăng. Thuỷ hải sản nuôi trồng, khai thác cũng đều tăng về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu nông sản trong 10 năm gần đây bình quân tăng mỗi năm 20% đã đạt và vượt 11 tỷ USD

Bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp Việt Nam còn tồn tại và phát sinh một số vấn đề, ảnh hưởng đến nông nghiệp nước ta trong thế kỷ 21:

--> Quỹ rừng, quỹ đất, quỹ nước, quỹ gien của nông nghiệp Việt Nam đang bị thu hẹp đến thời hạn thấp, ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp.

 Rừng nhiệt đới đang suy giảm nhanh về số lượng và chất lượng. Diện tích rừng chỉ còn chiếm 27,7% diện tích tự nhiên, thấp xa so với độ an toàn của môi trường sinh thái.

 Đất nông nghiệp và đất canh tác bình quân đầu người ngày càng giảm, do dân số vẫn tiếp tục tăng nhanh, dẫn đến sự thiếu hụt tư liệu cơ bản để phát triển sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất đai bị xói mòn, thoái hoá do việc phá rừng gây ra cũng đang ngày càng tăng lên.

 Quỹ nước dư thừa ở nhiều vào mùa mưa nhưng lại thiếu hụt vào mùa khô (nhất là vùng đồi núi).

 Quỹ gien thực vật và động vật nước ta cũng đang bị đe doạ giảm tính đa dạng sinh học, do khai thác có tính huỷ diệt nguồn tài nguyên (đốt phá rừng, săn bắt động vật, khai thác thuỷ sản bằng chất nổ, bằng điện, chất độc).

--> Môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm nghiêm trọng ở một số địa phương do chất thải công nghiệp, do sử dụng bừa bãi phân hoá học, hoá chất trừ sâu, diệt cỏ, gây ô nhiễm đất canh tác, nguồn nước mặt, nước ngầm và để dư lượng chất độc hại trong nông sản thực phẩm.

--> Đói nghèo đang còn tồn tại ở nhiều vùng miền núi cũng như vùng nông thôn đồng bằng. Khi người dân chưa có đủ việc làm, không có thu nhập để mua lương thực, rơi vào tình trạng nghèo đói thì dễ dẫn đến kết cục là họ sẽ phá rừng, khai thác lâm sản bừa bãi.

Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam đầu thế kỷ 21.

Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra mục tiêu chiến lược về CNH-HĐH đất nước là: từ nay (1996) đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất… Trong cơ cấu kinh tế, tuy nông nghiệp tiếp tục phát triển mạnh, song công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng rất lớn trong GNP và trong lao động xã hội. Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản… Hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đảm bảo an toàn về lương thực cho xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường trong và ngoài nước. Thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá, sinh học hoá…

Nước ta là một nước đang phát triển, nông nghiệp mới bắt đầu có sự chuyển dịch từ sản xuất tự cấp tự túc lên sản xuất hàng hóa. Là nước đi sau, chúng ta có thuận lợi là có điều kiện tham khảo kinh nghiệm của những nước đi trước trong khu vực và trên thế giới về con đường phát triển nông nghiệp trong thời đại hiện nay, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm tốt, tránh được những sai lầm của các nước đi trước trong quá trình CNH-HĐH nông nghiệp.

Bước vào thế kỷ 21, nông nghiệp Việt Nam phải phát triển theo con đường nào để thu hút được hiệu quả kinh tế- xã hội tối ưu, với tốc độ nhanh trong điều kiện điểm xuất phát thấp và cơ sở vật chất kỹ thuật hạn chế, trình độ sản xuất nông sản hàng hoá chưa cao?

Qua đúc kết kinh nghiệm trong nửa sau của thế kỷ 20 và tham khảo kinh nghiệm một số nước trong khu vực và thế giới, chúng ta có thể khẳng định con đường phát triển nông nghiệp Việt Nam từ thế kỷ 20 bước vào thế kỷ 21 là: nông nghiệp sản xuất hàng hoá trên cơ sở CNH-HĐH với mức độ phù hợp yêu cầu của nông nghiệp bền vững.

Những ngành sản xuất hàng hoá quan trọng của nông nghiệp 10 năm tới:

Ngày 15/06/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị quuyết về một số chủ trương chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Theo đó, trong 10 năm tới, những ngành sản xuất hàng hoá quan trọng của nông nghiệp nước ta cần phát triển theo định hướng sau:

Về sản xuất lương thực: lúa gạo là ngành sản xuất có thế mạnh. Mức sản lúa ổn định khoảng 33 triệu tấn/năm, trong đó lúa gạo để ăn và dự trữ khoảng 25 triệu tấn/năm. Giữ ổn định khoảng 4 triệu ha đất có điều kiện tưới tiêu chủ động để sản xuất lúa. Cây màu lương thực chủ yếu là ngô, cần phát triển đạt mức 5-6 triệu tấn/năm đủ nguyên liệu để làm thức ăn chăn nuôi.

Về cây công nghiệp ngắn ngày : Không xây dựng thêm các nhà máy đường mới, phát triển mạnh các loại cây có dầu như lạc (đậu phụng), đậu tương (đậu nành), vừng (mè), hướng dương…để cung cấp dầu ăn, các loại cây có sợi như bông, dâu tằm gắn với ngành ươm tơ, dệt lụa phát triển thuốc lá nguyên liệu để giảm lượng thuốc lá nhập khẩu.

Những cây công nghiệp lâu năm truyền thống có giá trị kinh tế cao là: cà phê với mức 400.000 ha cà phê với hiện có, tập trung phát triển cà phê chè, sản lượng cà phê trong tương lai giữ mức khoảng 600.000 tấn/năm. Phát triển mạnh cây điều ở miền Trung, tăng diện tích lên 500.000 ha, sản lượng khoảng 100.000 tấn nhân điều/năm. Hồ tiêu là cây lâu năm có hiệu quả kinh tế cao, cần nâng diện tích lên 50.000 ha, sản lượng 100.000 tấn/năm. Tập trung thâm canh 400.000 ha cao su hiện có, mở rộng vườn cây cao su để đạt 600.000 tấn cao su mủ khô/năm. Bên cạnh đó phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm từ mủ cao su, gỗ cao su. Chè là cây dài ngày chủ lực ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Cần mở rộng 100.000 ha với công nghệ thâm canh để đạt sản lượng 100.000 tấn chè các loại/năm.

Về rau, hoa quả và cây cảnh, ngoài các loại rau truyền thống, phát triển các loại rau cao cấp mới như: các loại đậu rau, ngô rau, măng, nấm ăn, nấm dược liệu…là những loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, có thị trường tiêu thụ, tiếp tục phát triển các loại cây ăn quả có khả năng xuất khẩu: vải, nhãn, dứa, thanh long…

Về lâm nghiệp: ngoài việc bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh, trồng rừng phòng hộ, cần phát triển rừng sản xuất. Cụ thể: phát triển các loại tre, trúc, keo, thông, các loại bạch đàn…làm nguyên liệu phát triển ngành giấy. Tiếp tục phát triển các ngành sản xuất ván gỗ nhân tạo gồm ván ghép thành, ván dăm, ván sợi, công nghiệp chế biến và xuất khẩu đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ…Phát triển các loại quế, hồi…,các loại cây gỗ quý hiếm như giáng hương, sao, lim, lát, pơmu, tếch…các loại cây đặc sản, cây lấy gỗ làm nguyên liệu để chế biến sản phẩm thủ công, mỹ nghệ.

Về chăn nuôi: phát triển đàn lợn phù hợp nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước, một số vùng nuôi lợn chất lượng cao để xuất khẩu, phát triển đàn bò thịt theo hướng bò Zêbu có năng suất cao, phấn đấu trong 10 năm tới có 200.000 con bò sữa, trong đó có 100.000 con bò cái vắt sữa với sản lượng 300.000 tấn sữa tươi/năm. Phát triển đàn gia cầm chủ yếu là gà vịt.

Về thuỷ sản: Cùng với việc phát triển đánh bắt xa bờ, tập trung đầu tư phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản. Tôm là ngành chủ lực trong ngành nuôi trồng thuỷ sản gồm tôm nước lợ (tôm sú, tôm he) và tôm nước ngọt (tôm càng xanh). Diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 100.000 ha, sản lượng 300.000 tấn/năm. Đồng thời phát triển mạnh nuôi trồng các loại cá nước ngọt, nước lợ, nước mặn và các loại đặc sản khác.

Theo định hướng trên, nền nông nghiệp Việt Nam đảm bảo được an toàn lương thực quốc gia, đủ nguyên liệu cho công nghiệp, đồng thời nâng kim ngạch xuất khẩu lên khoảng 8-9 tỷ USD/năm. Bên cạnh đó, Chính phủ đã có chủ trương, chính sách để tăng khả năng tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản. Cụ thể, nhanh chóng ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp. Khoa học công nghệ phải phục vụ mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững, nâng cao năng xuất , chất lượng hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra nhiều mặt hàng mới, quý hiếm, trái vụ để nâng cao sức cạnh tranh.

Trong thập kỷ tới, phải đưa trình độ khoa học công nghệ của nhiều ngành trong nông nghiệp Việt Nam đuổi kịp các nước trong khu vực, nâng mức đóng góp của khoa học công nghệ vào giá trị gia tăng của nông nghiệp từ 30% hiện nay lên trên 50%. Về giống, đảm bảo trên 70% giống được dùng trong sản xuất là giống tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học trong chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi. Về tưới tiêu nước và cơ giới hoá, đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng rộng rãi tưới phun, tưới nhỏ giọt, tưới thấm… cơ giới hoá khâu làm đất trên 70% khâu gieo hạt cây ngắn ngày

Đáp án:Theo đường lối PTNT của Đảng, trong hơn 30 năm đổi mới, nông thôn nước ta đã có những bước tiến mạnh mẽ với nhiều thành quả phát triển toàn diện và có tính ổn định. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng GDP khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt bình quân 3,1%/năm; giá trị sản xuất tăng bình quân 3,6%/năm(2). Nông nghiệp công nghệ cao trở thành “làn sóng mới” trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi, bước đầu cạnh tranh được với hàng ngoại và hướng tới xuất khẩu. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp được triển khai thực hiện trên cơ sở phát huy lợi thế của cả nước và mỗi địa phương gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong 5 năm 2011 - 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt 24 quy hoạch phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp; trong đó có 17 quy hoạch trên phạm vi cả nước và 7 quy hoạch vùng, địa bàn cụ thể,... góp phần quan trọng duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng của ngành(3).

Giải thích các bước 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

IV. PREPOSITIONS AND PARTICLES

1. It was very nice _________________ you to prepare and serve meals for the homeless.

2. He was very nice _________________ me. He was willing to take care ___________ my house while I was away.

3. “I’ve bought the Christmas tree you wanted.” – “Oh, thanks – that’s really kind ________ you .

4. Should you be kind _____________ him? He will forget your kindness __________ him.

5. Please be considerate _______________ your next-door neighbors. Never turn the TV up after midnight.

6. It was very considerate _______________ him to send her mother a bouquet of flowers ____________ Mother’s Day.

7. Many people decorate their homes ____________ Christmas. They buy Christmas trees and decorate them _________________ electric lights and ornaments.

8. Children believe that a fat, jolly man brings gifts____________ Christmas Eve. ________ Christmas morning, they look under the Christmas tree or in their stockings ______________ gifts ________________ him.

9. _____________________ Christmas Day, Christians go to church and sing joyful songs.

10. The shops are always crowded ___________________ Christmastime.

11. Would you like to go to Paris with us ____________________ Christmas today?

12. By tradition, people send greetings cards to their relatives and friends ____________ Tet. 13. Tet Trung Thu or the Mid-Autumn Festival is celebrated every year _________________ August 15th.

14. Passover is celebrated _________________ late March or early April.

15. Vietnamese people always have big celebrations ____________________ New Year.

16. Bye. Don’t forget our plans. Let’s see each other ___________________ the New Year.

17. _________________ Easter Sunday, young children receive some small chocolate eggs.

18. Easter egg hunts are popular _____________________ Easter.

19. Bob’s father is different ____________________ Jack’s in character and height.

20. They look much alike. We can’t distinguish one twin __________________ the other.

21. Rita was proud _________________ her success in her youth.

22. Here you are ________ last! I’ve been so worried! Thank goodness you’ve arrived safely. 23. Let me congratulate you _____________________ your excellent exam results.

24. Most girls are afraid ___________________ going out alone _______________ night.

25. We sometimes go to the theatre or the opera _________________ a friend ____________ Sunday nights.

26. It rained heavily _________________________ the night.

27. _______________________ the first night of my stay in Paris, I couldn’t get to sleep.

28. Were you satisfied ______________________ your last Christmas?

29. He was late _____________________ the show due _________________ the traffic jam. 30. This generous present was given _________________ me ________________ my parents ____________________ my 18th birthday.

31. The Youth Cultural House _____________________ Pham Ngoc Thach Street is open ___________________ public holidays.

32. What lessons can you draw _____________________ that serious mistake?

33. I am permitted to stay up late ___________________ late-night horror movies.

34. Do you often fly to Asian countries _____________ business or ____________ pleasure? 35. I have to help mum _____________ her household chores while she is __________ work. 36. Sorry, I have no time to talk to you ____________ the moment – I’m __________a hurry. 37. Thanks ____________ the present! I have always dreamt _____________ a pet goldfish!

38. We will go ________________ a trip ___________________ the museum next week.

39. I wish I could afford to go ______________ a tour ________________ Southern Vietnam.

40. Volunteers are ready to help people ______________ need _______________ being paid.

MN GIÚP TỚ VỚI Ạ

2 lượt xem
1 đáp án
5 giờ trước

Câu 1: Dãy oxit tác dụng với dd NaOH là: A. CO, SO2, CaO. B. P2O5, Al2O3, CO. C. CuO, H2O, SO3. D. CO2, SO3, Al2O3. Câu 2: Dãy oxit tác dụng với dd HCl là: A. MgO, CO, FeO. B. ZnO, Al2O3, CO2. C. CuO, H2O, SO3. D. Fe2O3, Al2O3, CuO. Câu 3: Dãy chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là: A. FeO, KNO3, NaOH. C. Cu, MgCO3, KOH. B. CuCl2, Ca(OH)2, Mg. D. Mg, Ba(OH)2, CaCO3. Câu 4: Cặp chất cùng tồn tại trong cùng một dung dịch là A. Mg(NO3)2 và KOH. B. MgCl2 và Na2SO4. C. AgNO3 và FeCl2. D. BaCl2 và CuSO4. Câu 5: Cặp chất không cùng tồn tại trong cùng một dung dịch là A. Mg(NO3)2 và KOH. B. FeCl2 và Na2SO4. C. NaNO3 và FeCl2. D. BaCl2 và Cu(NO3)2 Câu 6: Kim loại không tác dụng với dung dịch HCl tạo muối và giải phóng khí H2 là A. Zn. B. Pb C. Mg. D. Hg. Câu 7: Công thức hoá học của muối phân ure là A. (NH2)2CO. B. Ca3(PO4)2. C. CaHPO4 D.Ca(H2PO4)2. Câu 8: CTHH của muối canxi đi hidro phot phat là A. Ca(HCO3)2. B. CaH2PO4 C. Ca(HPO4)2 D. Ca3(PO4)2 Câu 9: Phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình luyện gang là A.Si + O2 □(→┴t ) SiO2 B. S + O2 □(→┴t ) SO2 C. Fe2O3 + 3CO □(→┴t ) 2Fe + 3 CO2 D. Mn + O2 □(→┴t ) MnO2 Câu 10: Ngâm một lá Cu vào dd AgNO3 cho đến khi kết thúc phản ứng. Giả sử Bạc sinh ra đều bám vào lá đồng, thì sau phản ứng: A.Khối lượng của lá đồng tăng lên . B. Khối lượng của lá đồng giảm đi . C.Khối lượng của lá đồng không thay đổi. D. Khối lượng của dung dịch giảm đi. Câu 11: Ngâm một lá kẽm vào dd FeSO4 cho đến khi kết thúc phản ứng. Giả sử sắt sinh ra đều bám vào lá kẽm, thì sau phản ứng: A.Khối lượng của lá kẽm tăng lên . B. Khối lượng của lá kẽm giảm đi . C.Khối lượng của lá kẽm không thay đổi. D. Khối lượng của dung dịch tăng lên. Câu 12: Hoá chất dùng để nhận biết dd NaCl và dd NaNO3 là dung dịch : A. Ba(OH)2. B. BaCl2. C. AgNO3. D. HCl Câu 13: Hoá chất dùng để nhận biết dd NaOH và dd Ba(OH)2 là dung dịch : A. Quì tím. B. phenol phtalein. C. Na2SO4. D. HCl Câu 14: Dãy các nguyên tố kim loại được xếp theo tính hoạt động hoá học giảm dần là A. Fe, Hg, Mg, Al, Na. B.Al, Fe, Na, Ca, Mg. C. Cu, Fe, Al, Mg, Na. D.Na, Mg, Al, Fe, Cu. Câu 15: Muối nào sau đây là phân lân A.NH4NO3. B.Ca(H2PO4)2. C.KCl. D.KNO3 Câu 16: Thể tich khí SO2 ở đktc sinh ra khi cho dung dịch 200ml dung dịch HCl 1M tác dụng hoàn toàn với muối Na2SO3 là A. 2,24 lít. B. 1,12 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít. Câu 17: Thể tich khí dd HCl ở đktc cần dùng khi cho 0,65g Zn tác dụng với dung dịch HCl 2M là A. 10 ml. B. 5 ml. C. 15ml. D. 20ml Câu 18: Khối lượng Al thu được khi điện phân nóng chảy 1tấn quặng boxit chứa 90% Al2O3¬ với hiệu suất 90% là ( Cho Al = 27, O = 16)

2 lượt xem
2 đáp án
6 giờ trước