điều kiện nuôi nhốt thỏ

2 câu trả lời

Đáp án:

Hiện nay, nghề chăn nuôi thỏ ở nước ta vẫn chưa được chú trọng và phát triển rộng rãi. Mặc dù thỏ là một loại gia súc không tranh ăn lương thực với người, tận dụng được sản phẩm phụ nông nghiệp, sức lao động phụ trong gia đình, đầu tư ít vốn, phù hợp với điều kiện chăn nuôi gia đình ở nước ta.

Khác với chăn nuôi lợn, gà, vịt… (sử dụng 95­ – 100% thức ăn tinh), thỏ là một lại gia súc có khả năng sử dụng được nhiều thức ăn thô xanh trong khẩu phần. Trong chăn nuôi công nghiệp, tỷ lệ thô xanh trong khẩu phần ăn của thỏ (tính theo vật chất khô) là 50 – 55%, chất sơ trong khẩu phần 12­ – 14%. Trong chăn nuôi gia đình, tỷ lệ thô xanh trong khẩu phần của thỏ còn cao hơn nhiều tói 75 – 80%,thậm chí có gia đình sử dụng tới 85 – 90% cùng một ít thức ăn tinh tận dụng (bã chè, cơm nguội; sắn, lang củ.…)để nuôi và cũng đạt được kết quả tốt.

Chăn nuôi thỏ vốn đầu tư ban đầu không đáng kể, chuồng trại có thể tận dụng các vật liệu sẵn có rẻ tiền để làm, chi phí để mua con giống ban đầu so vói các gia súc khác rất ít và chỉ phải bỏ ra một lần đầu là có thể duy trì chăn nuôi liên tục được. Vòng đời của thỏ ngắn 3 – 3,5 tháng) nên thu hồi vốn nhanh, phù hợp với khả năng của nhiều gia đình.

Chăn nuôi thỏ có thể sử dụng được toàn bộ thời gian và sức lao động phụ chỉ cần nắm được kỹ thuật là có thể nuôi tốt được thỏ. Như vậy chăn nuôi thỏ cũng góp phần giải quyết công ăn việc làm trong gia đình.

Thỏ đẻ khỏe, phát triển nhanh, sản phẩm thỏ có giá trị trong tiêu dùng và xuất khẩu. Chăn nuôi thỏ có tác dụng hỗ trợ tốt cho việc thực hiện mô hình VAC trong kinh tế gia đình. Thỏ đẻ nhanh, một năm trung bình đẻ 6 – 7 lứa, mỗi lứa 6 – 7 con. Sau ba tháng nuôi trọng lượng xuất chuồng 1,7 – 2 kg, như vậy một thỏ mẹ nặng 2,8 – 3,5 kg, một năm có thể sản xuất ra 85 – 100 kg thịt thỏ.

Thịt thỏ giàu và cân đối dinh dưỡng hơn các loại thịt gia súc khác. Đạm cao: 21% (thịt bò 17%, thịt lợn 15%, gà 21%), mỡ thấp: 10% (gà 17%, bò 25%, lợn 29,5% , giàu chất khoáng : 1,2 % (bò 0,8%, lợn 0,6%). Ngoài ra thịt thỏ còn điều dưỡng được bệnh tim mạch, mà không có bệnh truyền nhiễm nào của thỏ lây sang người (Ph.Surdear và Remeff Pháp). Vì vậy thịt thỏ có giá trị xuất khẩu lớn: 1kg thịt thỏ hơi xuất khẩu giá: 1,44 đô la (Hung 1980) 9 – 12 Frang (Pháp 1983) cao hơn so với thịt bò, lợn và gà.

Lông da thỏ sau khi thuộc xong may thành mũ, áo hoặc làm đồ thủ công mỹ nghệ cũng có giá trị lớn trong tiêu dùng và xuất khẩu, ở Pháp một năm có 100 triệu tấn lông da thỏ trao đổi, giá trị thu từ lông da thỏ tăng thêm 30 – 35%

Ở Việt Nam hiện nay do số lượng có hạn nên thịt thỏ của chúng ta mới chỉ đủ tiêu dùng nội địa.

Nếu có nhiều thỏ ta có thể xuất khẩu được vì thị trường tiêu thụ rất sẵn.

Thỏ là một gia súc rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh, nên nó được dùng nhiều làm động vật thí nghiệm, động vật kiểm nghiệm thuốc và chế vacxin trong y học và thú y.

Ngoài những sản phẩm chính được sử dụng như trên thì phế phụ phẩm của nghề chăn nuôi thỏ như phân, nước tiểu, lòng ruột khi giết mổ cũng có giá trị lớn. Phân thỏ là một trong loại phân gia súc tốt nhất.

Ngoài việc sử dụng phân thỏ làm phân bón cho trồng trọt, nuôi cá, gần đây người ta còn sử dụng phân thỏ để làm thức ăn chăn nuôi giun và nó là một trong những loại thức ăn rất tốt cho giun. Từ giun ta có thể nuôi gà, vịt, ngan, cá, lươn (theo tài liệu của Công ty chế biến phế thải đô thị, thì 1 ha giun công nghiệp ổn định cho năng suất 200 tấn/ giun/ năm và hàm lượng protein của giun đất 66 – 70%)

Như vậy nuôi thỏ ở gia đình vừa tận dụng được phê phụ phẩm nông nghiệp, tận dụng được sức lao động phụ, vừa đỡ tốn lương thực lại cho ra một loại sẳn phẩm đặc biệt (thịt lông da) có giá trị tiêu dùng, y học, thú y và xuất khẩu. Ngoài ra sản phẩm phụ của nuôi thỏ lại góp phần tích cực tạo thế cân bằng cho trồng trọt và chăn nuôi theo công thức VAC trong kinh tế gia đình.

Vì thế với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở nước ta, cây cỏ bốn mùa xanh tốt, lương thực còn rất khó khăn thì chăn nuôi thỏ trong gia đình sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn, thực sự là ích nước lợi nhà. Tuy nhiên nghề chăn nuôi thỏ thành công, người chăn nuôi ngoài việc phải nắm được những hiểu biết cơ bản về: giống, sinh lý và kỹ thuật chăn nuôi thỏ trong gia đình thì điều quan trọng là phải nắm được kỹ thuật làm lồng chuồng cho thỏ.

Loài thỏ có bản năng đặc biệt là có thể tự bảo vệ mình với thiên nhiên và các động vật khác, do chúng được thuần hoá từ thỏ rừng sống hoang dã. Trong quá trình thuần hoá, con người đã nuôi nhốt chúng trong những lồng, chuồng để bảo vệ, quản lý và chăm sóc.

 

Lồng chuồng nuôi nhốt thỏ có thể tận dụng được những diện tích nhỏ như ngoài vườn, đầu nhà, dưới gốc cây hoặc gian nhà trống… Dù đặt ở vị trí nào đi nữa thì điều cần lưu ý là lồng, chuồng phải có mái che, đảm bảo không khí thông thoáng, sạch sẽ, chống được gió lùa, ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Thiết kế sao cho thuận tiện trong việc vệ sinh quét dọn. Không đặt lồng thỏ trong chuồng lợn,chuồng gà vừa ngột ngạt hôi thối lại dễ nhiễm độc và là nguyên nhân chủ yếu lây lan mầm bệnh từ lợn gà sang như bệnh tụ huyết trùng.

 

Để đảm bảo tất cả các yêu cầu kể trên thì chuồng trại nuôi thỏ phải được làm ở nơi cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước, ở khu vực yên tĩnh ít người qua lại nhưng phải thuận tiện trong việc quản lý và chăm sóc. Nên chọn ở những nơi đất mới chưa bị nhiễm dịch bệnh.

Điều kiện nuôi nhốt thỏ

1. Nhiệt độ

Thỏ là một trong những loại vật nuôi nhỏ, yếu, rất nhạy cảm và dễ phản ứng xấu với những thay đổi của môi trường bên ngoài, khả năng thích ứng chậm. Thân nhiệt của thỏ thay đổi rất nhanh, biên độ dao động từ 38 – 41 độ C nhưng lại có ít tuyến mồ hôi ở da, nếu nhiệt độ quá cao lên tới 45 độ C, chúng sẽ chết sau 1 giờ.

Vì thế chuồng thỏ cần đảm bảo duy trì nhiệt độ từ khoảng 20 – 28 độ C. Thỏ chịu lạnh tốt hơn nên bà con cũng cần chú ý khi làm chuồng tránh những nơi có sự chênh lệch nhiệt độ cao giữa ngày và đêm, giữa các tháng.

2. Độ ẩm

Thỏ bị cảm nhiễm với môi trường có độ ẩm cao, thường xuyên có nước ứ đọng và dễ bị cảm lạnh, viêm mũi. Do đo, độ ẩm của chuồng nuôi thỏ chỉ nên duy trì từ 60 – 80% là thích hợp.

Chuồng nuôi thỏ cần tránh xa khu vực quá ẩm ướt, bí bách, vùng đầm lầy, nhiều sương mù, những nơi nước trũng nhiều muỗi.

3. Ánh sáng

Ánh sáng quá nhiều sẽ không có lợi cho sự phát triển của thỏ. Mặt khác, mắt thỏ rất sáng, có thể nhìn được và ăn thức ăn ngay cả trong đêm tối nên khi làm chuồng nuôi thỏ bà còn có thể chọn nơi có bóng cây râm, dưới các tán cây to vừa làm mát vừa hạn chế ánh sáng.

4. Gió

Ngoài nước thì gió cũng có thể coi là một khắc tinh của thỏ trong quá trình nuôi nhốt. Nếu gặp gió to, gió lùa thẳng vào thì thỏ có nguy cơ viêm mũi, cảm lạnh cao. Chính vì thế, chuồng nuôi thỏ cần được bố trí hợp lý, lựa chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Nam để tránh gió lùa trực tiếp, gió mùa Đông Bắc…

Mặc dù hạn chế gió nhưng chuồng nuôi vẫn phải thông thoáng, tốc độ lưu chuyển không khí vào khoảng 0,3m/ giây.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời những câu hỏi bên dưới: Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán. Bây giờ ai ai cũng bận sắm sửa chuẩn bị cho ngày Tết đầu năm. Tết ngày nay không còn như ngày trước nữa, bởi có lẽ thời gian đã làm mai một, phai mờ đi nhiều giá trị đặc trưng của quá khứ. Tết ngày xưa là dịp được hội ngộ với bà con, bạn bè đã lâu không gặp, để rồi tay bắt mặt mừng, cùng ngồi xuống, hàn huyên kể cho nhau nghe về một năm đã qua. Thời của ông bà, bố mẹ chúng tôi, nhắc đến Tết là nhắc đến tiếng pháo nổ đôm đốp giòn tan trước cửa nhà nhà ngày đầu năm, nhắc đến những lúc cả nhà cùng nhau gói bánh, ngồi canh bếp lửa và hàn huyên đủ thứ chuyện bên nồi bánh chưng. Tuy một vài trong những đặc trưng Tết này đã không còn nhưng mỗi khi nhắc lại, không một ai là không bồi hồi nhung nhớ về một thời đã qua. Háo hức nhất vẫn là lũ trẻ con chúng mình. Chỉ khi Tết đến, mới có lý do chính đáng để xin bố mẹ sắm đồ mới, được đi du xuân, thăm chúc Tết họ hàng cùng bố mẹ và nhận những bao lì xì mừng tuổi đỏ chót. Tết ngày nay dường như lũ trẻ mất hẳn niềm vui hóng Tết bởi đã được ăn ngon mặc đẹp quanh năm, nếu có cũng chỉ là mong Tết để được nghỉ học đi du lịch. Những bao lì xì, những bộ đồ mới vẫn khiến chúng háo hức, tuy nhiên mức độ cũng giảm đáng kể bởi các em không còn thiếu thốn như xưa. Tết nay cũng không còn mấy gia đình tự làm bánh chưng nữa mà chủ yếu là đi mua ngoài hàng, vừa tiện lại có nhiều mẫu mã lựa chọn. Ngày nay, muốn chúc tết ai, người ta chỉ cần cầm chiếc điện thoại di động lên, nói qua loa vài câu, hay nhắn vài dòng tin là đã làm xong “nhiệm vụ” lễ nghĩa. Không còn phải đến tận nhà, trực tiếp nói câu chúc như ngày xưa nữa. Tết nay không chỉ ngược xuôi những chuyến đi về của công nhân, sinh viên về quê ăn Tết mà còn là những chuyến đi xa của những người dư giả như món quà tự thưởng cho bản thân sau một năm học tập và làm việc căng thẳng. Nhiều người cảm thấy không còn sự hào hứng, đón chờ Tết như ngày xưa nữa. Vì đã trưởng thành hay Tết đang nhạt dần? Tôi cũng chẳng rõ nữa. Đấy còn tùy vào cái nhìn và cách cảm nhận của mỗi người. Riêng tôi thì vẫn háo hức mong chờ Tết, để đêm 30 lại cùng cả nhà xem Táo Quân, để được sum họp cùng gia đình và để được trao nhau những yêu thương ngọt ngào không bao giờ dứt. Cuộc sống ngày càng hiện đại phát triển, ngày Tết cũng vì thế mà có không ít sự thay đổi. Thế nhưng nếu chúng ta vẫn luôn ghi nhớ, hướng về cái Tết cổ truyền thì nó vẫn sẽ vẹn nguyên giá trị trong lòng mỗi người. (Theo nguồn Internet) Câu 1: Xác định kiểu bài và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

7 lượt xem
2 đáp án
11 giờ trước