địa hình nổi bật của vùng Trung Du và miền núi Bắc bộ,vùng đồng bằng sông Hồng ,vùng Tây Nguyên
2 câu trả lời
Em tham khảo nhé:
- Trung Du và miền núi Bắc bộ: núi cao và núi thấp, địa hình hiểm trở.
- Đồng bằng sông Hồng: tương đối bằng phẳng, sông ngòi dày đặc.
- Tây Nguyên: địa hình cao nguyên xếp tầng với nhau tạo nên một số cao nguyên đặc thù của khu vực
Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm vùng núi Tây Bắc và vùng đồi núi Đông Bắc.
- Tây Bắc là một vùng gồm chủ yếu là núi trung bình và núi cao. Đây là nơi có địa hình cao nhất, bị chia cắt nhất và hiểm trở nhất Việt Nam. Các dạng địa hình phổ biến ở đây là các dãy núi cao, các thung lũng sâu hay hẻm vực, các cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình. Dãy núi cao và đồ sộ nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh cao trên 2500m, đỉnh núi cao nhất là Fansipan (3143m).
- Vùng đồi núi Đông Bắc gồm chủ yếu là núi trung bình và núi thấp. Khối núi thượng nguồn sông Chảy có nhiều đỉnh cao trên dưới 2000m là khu vực cao nhất của vùng. Từ khối núi này ra tới biển là các dãy núi hình cánh cung thấp dần về phía biển. Có bốn cánh cung lớn là cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều.
- Chuyển tiếp từ vùng núi Đông Bắc tới đồng bằng sông Hồng, từ Vĩnh Phú đến Quảng Ninh là những dải đồi với đỉnh tròn, sườn thoải. Đây là vùng trung du điển hình của nước ta, ranh giới rất khó xác định.