Đề bài: trò chs điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chs mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó. Lập dàn ý và viết thành bài văn. ( ko được chép mạng) giúp mình với ạ!!!

2 câu trả lời

Bài làm:Trò chơi điện tử vốn là một trò giải trí quen thuộc. Nhưng hiện tượng đam mê trò chơi này mà xao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả tai hại đã trở thành một vấn đề bức xúc ở lứa tuổi học sinh. Như các bạn có thể thấy, đường làng ngõ xóm đâu cũng phải có ít nhất là một hay hai quán Internet, mà có càng nhiều quán Internet thì sẽ càng có nhiều học sinh bị rủ rê hơn. Nhiều học sinh vào đấy chỉ để chơi game, nhưng toàn game độc hại và bậy bạ. Và thời gian các bạn học sinh ngồi trong đấy thậm chí đến hàng giờ, cho đến đêm mới thôi. Vì thế mà trở nên nghiện game, bỏ bê việc học. Thậm chí có bạn học sinh vì mê game nặng mà trở nên tâm thần, động kinh. Nhưng lý do mê game lại có thể xuất phát từ những căng thẳng, hay xuất phát từ chính bố mẹ chúng ta. Song dù lý do nào đi nữa, ham mê trò chơi điện tử cũng là một điều tai hại.  Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá, thủ đoạn, trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình. Vậy làm thế nào để ngăn chặn nó?Hãy xác định và lập cho bản thân thời gian biểu, như một ngày chỉ được có 1 giờ chơi game. Chỉ coi game là trò chơi giải trí, không chơi quá nhiều. Đồng thời không dấn thân vào game độc hại, và biết kiểm soát bản thân để không bị dụ dỗ. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lý chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh xa những đam mê tai hại. Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích, những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia. Mê game là vấn nạn chung của nhiều gia đình hiện nay, vì vậy đừng để bị nghiện game và vướng vào vòng lao lý đó.

  • BestVan1234

    Mong bn vote cho mình 5 sao + cảm ơn nha (Nếu bạn thấy hay thì cho mình hay nhất nha )

1. Mở bài

Dẫn dắt vấn đề, nêu khái quát về trò chơi điện tử ở giới trẻ trong xã hội hiện nay và tác hại của nó.

2. Thân bài

Nêu thực trạng về ảnh hưởng của trò chơi điện tử, game online đối với giới trẻ trong xã hội hiện nay (hai mặt tốt, xấu của trò chơi điện tử)

a. Lợi ích trò chơi điện tử mang lại:

- Là phương tiện giải trí thú vị giúp thư giãn, giảm căn thẳng, mệt mỏi sau học tập và công việc.

- Phương tiện thuận lợi, dễ dàng để giao lưu, trò chuyện, kết bạn với nhiều người xung quanh.

b. Tác hại tiêu cực của trò chơi điện tử:

- Tiếp xúc với môi trường mới lạ của thế giới ảo khiến giới trẻ (học sinh, sinh viên,..) dễ “nghiện” trò chơi điện tử.

- Có thể khiến kết quả học tập của học sinh ngày càng giảm sút (học sinh quá say mê với trò chơi dẫn đến trốn học, bỏ tiết, lơ đễnh trong giờ học,...)

- Thường xuyên thức khuya, ngồi hàng giờ trước máy tính chơi game khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng (cận thị, đau đầu, bệnh huyết áp, suy nhược cơ thể,...)

- Học sinh dễ bị lôi kéo, học thói xấu, sa vào tệ nạn xã hội (môi trường trò chơi đôi khi tạo ra nhiều mối quan hệ phức tạp, học sinh dễ tiếp xúc với các yếu tố kém lành mạnh, ý thức tự chủ ở giới trẻ còn kém,...)

- Các bạn trẻ dễ mất kiểm soát về tiền bạc, thời gian ( nhu cầu cạnh tranh, khẳng định bản thân trong trò chơi yêu cầu các em bỏ nhiều tiền vào game để nâng cấp trang bị, mua sắm, dành nhiều thời gian cày game để dạt thứ hạng cao,...)

c. Nguyên nhân:

- Các trò chơi điện tử ngày phát triển đa dạng, phong phú, tính năng ngày càng hoàn thiện và hấp dẫn: đồ họa đẹp, âm thanh sống động, môi trường giao lưu, kết bạn, trò chuyện năng động,... thu hút nhiều người chơi.

- Các sản phẩm điện tử (laptop, ipad, điện thoại thông minh) ngày càng phổ biến, các trò chơi điện tử ngày càng thuận lợi tiếp cận với người dùng mọi lứa tuổi.

- Nhiều cửa hàng trò chơi điện tử mọc lên quanh các trường học.

- Tâm lý lứa tuổi học sinh, sinh viên thích thể hiện bản thân trong thế giới ảo.

- Bản thân học sinh, sinh viên chưa có khả năng tự ý thức tốt trong việc phân chia quỹ thời gian vui chơi và học tập.

- Phụ huynh bận rộn công việc, ít dành thời gian quan tâm, quản lý con cái.

- Các cơ quan chưa có sự kiểm soát chặt chẽ trong việc phân quyền sử dụng, giới hạn lứa tuổi người chơi trò chơi điện tử.

d. Lời khuyên:

- Cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn cho việc quan tâm, chăm sóc, quản lý con cái.

- Nhà trường tổ chức nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh giúp học sinh bớt căng thẳng sau giờ học.

- Các cơ quan, tổ chức kiểm soát nghiêm ngặt hơn trước khi đưa trò chơi điện tử ra thị trường.

- Bản thân học sinh, sinh viên nên tự xây dựng ý thức cá nhân trong việc phân chia hợp lý quỹ thời gian học tập và vui chơi game điện tử online.

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề game online, thực trạng nghiện game online (khái quát lại quan điểm, thái độ, nhận xét hoặc nhận xét của riêng em về ảnh hưởng của trò chơi điện tử trong các phần trên). Đưa ra ý kiến mở rộng, lời bình luận hoặc phương hướng giải quyết vấn đề theo ý của em (nếu có).