ĐỀ BÀI : Giữa hai điểm A, B có hiệu điện thế không đổi U = 12 V, người ta mắc nối tiếp điện trở R1 = 25Ω và một biến trở có điện trở lớn nhất R2 = 15Ω. a) Khi R2 = 15Ω. Tính điện trở tương đương của mạch và cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở khi đó. b) Biến trở R2 là một dây dẫn đồng chất có tiết diện S = 0,06 mm2 và có điện trở suất ρ = 0,5.10-6Ωm. Hãy tính chiều dài của dây dẫn quấn biến trở. c) Mắc thêm một bóng đèn Đ (6V - 3W) song song với điện trở R1 trong mạch trên. Điều chỉnh biến trở để đèn sáng bình thường. Tính điện trở của biến trở khi đó. ****** ANH CHỊ ƠI LÀM HỘ EM VỚI ******
2 câu trả lời
Đáp án:
a. Khi $R_2 = 15 \Omega$
Điện trở tương đương của đoạn mạch là:
$R_{tđ} = R_1 + R_2 = 25 + 15 = 40 (\Omega)$
Cường độ dòng điện chạy qua các điện trở bằng nhau và bằng cường độ dòng điện chạy qua mạch và bằng:
$I = I_1 = I_2 = \dfrac{U}{R_{tđ}} = \dfrac{12}{40} = 0,3 (A)$
b. Áp dụng công thức tính điện trở:
$R = \rho \dfrac{l}{S} \Rightarrow l = \dfrac{R.S}{\rho}$
Chiều dài dây làm biến trở là:
$l = \dfrac{15.0,06.10^{- 6}}{0,5.10^{- 6}} = 1,8 (m)$
c. Cường độ dòng điện định mức và điện trở của đèn là:
$I_{dm} = \dfrac{\mathscr{P}}{U} = \dfrac{3}{6} = 0,5 (A)$
$R_đ = \dfrac{U^2}{\mathscr{P}} = \dfrac{6^2}{3} = 12 (\Omega)$
Vì đèn song song với $R_1$ nên ta có:
$U_1 = U_đ = 6 (V)$
$\Rightarrow U_b = 12 - 6 = 6 (V)$
Cường độ dòng điện chạy qua $R_1$ lúc này là:
$I_1 = \dfrac{U_1}{R_1} = \dfrac{6}{25} = 0,24 (A)$
Do đó:
$I_b = I_đ + I1 = 0,5 + 0,24 = 0,74 (A)$
Điện trở của biến trở khi đó là:
$R_b = \dfrac{U_b}{I_b} = \dfrac{6}{0,74} \approx 8,11 (\Omega)$
Giải thích các bước giải: