đề 1:khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác viết 1-2 mặt giấy ạ

2 câu trả lời

Dàn ý :

Mở bài: Giới thiệu được ý kiến:

Có những cách giao tiếp đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác. Có những cách giao tiếp mang lại sự đau khổ và lòng thù hận. Để có một kết quả tốt đẹp khi giao tiếp cần phải biết tế nhị và tôn trọng người khác.

Thân bài:

1. Giải thích:

- Tế nhị: tỏ ra khéo léo, nhã nhặn trong quan hệ đối xử, biết nghĩ đến những điểm nhỏ thường dễ bị bỏ qua.

- Tôn trọng: tỏ thái độ đánh giá cao và cho là không được vi phạm hay xúc phạm đến.

2. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề:

- Tế nhị, tôn trọng người khác là những phẩm chất cực kì quan trọng trong giao tiếp

- Biết tế nhị và tôn trọng người khác trong giao tiếp sẽ dẫn đến sự hài hòa, vui vẻ và những kết quả tốt đẹp. Để biết tế nhị và tôn trọng người khác đòi hỏi phải có sự từng trải, sâu sắc, tinh tế và được giáo dục kĩ. Phải biết tôn trọng người khác thì mới được người khác tôn trọng lại. Phải biết tế nhị với người khác

- Phê phán những người tự cao, lỗ mãng, hời hợt không biết tôn trọng người khác thường dẫn đến những bi lịch đau đớn trong cuộc sống, làm việc gì cũng thất bại.

- Có đôi lúc đòi hỏi chúng ta phải can đảm “thiếu tế nhị” để nói thẳng sự thật dù đó là sự thật xúc phạm và làm đau lòng người thì mới mong nhận lại được sự tế nhị (dẫn chứng).

3. Bài học nhận thức- hành động:

Mỗi người phải tự nhắc nhở mình hàng ngày về việc giao tiếp tế nhị và biết tôn trọng người khác.

c. Kết bài:

- Giao tiếp biết tế nhị và tôn trọng người khác là chìa khóa để mang lại thành công và hạnh phúc. Đó là một trong những phẩm chất cần thiết của con người để tạo nên một xã hội có văn hóa, tốt đẹp và văn minh.

Bài làm

Lời nói luôn là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau. Vì thế nó có giá trị đặc biệt quan trọng. để khẳng định giá trị quý báu của lời nói và khuyên mọi người cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, dân gian đã có câu: “ Lời nói là vàng” và lời khuyên; “ Lời nóii chẳng mất tiền mua- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Trứơc hết, khi gói gọn những kinh nghiệm sống bao đời qua câu: “Lời nói gói vàng”, đó là cách nói so sánh để tôn vinh đề cao giá trị của lời nói. Lời nói như một vật quý giá “gói vàng”. Với câu nói ngắn gọn nhưng ai cũng có thể suy ra được giá trị quý báu của lời nói hằng ngày đáng giá như thế nào. Chính vì lời nói quý báu như vậy nên dân gian lại có câu khuyên ta: “Lời nói chẳng mất tiền mua- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Người xữa đã thật sâu sắc. Họ đã khẳng định được sự tự nhiên, vốn có của lời nói đối với con người, để nhắc nhở chúng ta muốn giao tiếp có kết quả tốt thì phải biết chọn lọc cách nói; phải nói năng lễ độ, hoà nhã để tạo ra sự đoàn kết, thông cảm giữa những người giao tiếp.

“Lời nói chẳng mất tiền mua” nhưng trong cuộc sống chúng ta phải lựa lời mà nói. Vì sao vây? Lời nói thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của con người, lời nói không phải mua bán mới có được, điều đó không có nghĩa là hạ thấp giá trị của lời nói mà giá trị của nó là sự phản ánh trình độ văn hoá, thước đo phẩm giá của mỗi người. Vì vậy trong quá trình giao tiếp ta phải chọn lời hay ý đẹp, phải “lựa lời mà nói”. Những lời lẽ lịch sự, lễ độ, hoà nhã bao giờ cũng khiến người nghe vui lòng. Việc khéo léo lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cách diễn đạt phù hợp với đối tượng giao tiếp sẽ khiến người nghe dễ dàng tiếp thu ý kiến của mình, cho dù đó có là lời phê bình, góp ý. Ai cũng ứng xử đúng mực, nói năng lịch thiệp thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, văn minh, mối quan hệ giữa người với người sẽ gắn bó khăng khít. Trái lại, chẳng ai có thể lọt tai những lời nói thô tục, thiếu thiện chí. ăn nói xấc xược là nguyên nhân dẫn đến mất đoàn kết, mất lòng tin, bị người khac coi thường…

Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu: “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” không có nghĩa là dùng lời lẽ hoa mĩ để nịnh bợ, khoác lác..

Từ xa xưa, ông ca ta đã dạy: “Tiên học lễ, hậu học văn” nhằm nhấn mạnh việc học sinh khi bước chân vào trường, phải học và hiểu lễ nghĩa, đạo đức trước rồi mới học tri thức. Bởi vậy, khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.

Những lời chào hỏi, cách đi đứng, ăn mặc, nói năng lễ phép sẽ góp phần hình thành và rèn luyện cho chúng ta nhân cách tốt, sự thanh lịch trong một môi trường thân thiện, phát huy truyền thống "Tôn sư trọng đạo". Tế nhị, tôn trọng người khác là một trong những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, nhất là trong giao tiếp. Biết tế nhị và tôn trọng người khác khi giao tiếp sẽ giúp chúng ta đạt được hiệu quả giao tiếp. Đồng thời, khi bạn biết tôn trọng, tế nhị với người khác thì bạn cũng sẽ nhận được sự tôn trọng của người khác dành cho mình. Lời nói cũng phản ánh trình độ văn hoá, thước đo phẩm giá của mỗi người. Vì vậy trong quá trình giao tiếp ta phải chọn lời hay ý đẹp, phải “lựa lời mà nói”. Những lời lẽ lịch sự, tế nhị bao giờ cũng khiến người nghe vui lòng. Nếu ai cũng ứng xử đúng mực, nói năng lịch thiệp thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, văn minh, mối quan hệ giữa người với người cũng sẽ thân thiết hơn.

Vì vậy, chúng ta nên nhận thức được tầm quan trọng của lời ăn tiếng nói, hãy cư xử đúng mực để chứng tỏ mình là người văn minh, lịch sự.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm