Đề 1 : Viết bài nghị luận xã hội bày tỏ ý kiến mình về phương châm ''Học đi đôi với hành'' Đề 2 : viết bài nghị luận xã hội ''Vào phủ chúa Trịnh '' Đề 3 : viết bài nghị luận xã hội ''Tự tình 2'' của tác giả Hồ Xuân Hương

2 câu trả lời

Đề 2

I. Mở bài

- Giới thiệu những nét tiêu biểu về cuộc đời của tác giả Lê Hữu Trác: một tác giả được biết đến không chỉ là một danh y nổi tiếng mà còn là một nhà văn, nhà thơ với những đóng góp đáng ghi nhận cho nền văn học nước nhà

- Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh ghi lại một lần được truyền tới phủ chúa chữa bệnh cho thế tử đã trở thành một đoạn trích tiêu biểu trong cuốn Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác

II. Thân bài

1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa

a. Quang cảnh nơi phủ chúa

- Vào phủ:

+ Phải qua nhiều lần cửa, với “những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”, ở mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác, “ai muốn ra vào phải có thẻ”

+ Vườn hoa: cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương

+ Khuôn viên: có điếm “Hậu mã quân túc trực” để chúa sai phái đi truyền lệnh

- Trong phủ:

+ Những nhà: “Đại đường”, “Quyền bổng”, “Gác tía” với kiệu son võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng và những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy

+ Đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là mâm vàng, chén bạc

- Nội cung thế tử:

+ Phải qua năm sáu lần trướng gấm

+ Trong phòng thắp nến, có sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm, màn là che ngang sân, xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt

=> Lộng lẫy, tráng lệ, thể hiện sự thâm nghiêm và quyền uy tột đỉnh của nhà chúa

b. Cung cách sinh hoạt

- Quyền uy: Khi tác giả được cáng vào phủ: “tên đầy tớ chạy đàng trước hét đường và cáng chạy như ngựa lồng”, “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc qua lại như mắc cửi”

- Nhắc đến chúa và thế tử một cách cung kính: “thánh thượng đang ngự ở đấy, chưa thể yết kiến”, “hầu mạch Đông cung thế tử”, “hầu trà”...

- Khuôn phép, lễ nghi: Tác giả không được thấy mặt chúa, chỉ làm theo mệnh lệnh do quan chánh đường truyền tới, trước khi vào xem bệnh cho thế tử phải lạy bốn lạy, muốn xem thân hình của thế tử phải có viên quan nội thần đến xin phép

- Lắm kẻ hầu người hạ: Chúa Trịnh luôn có phi tần hầu chầu chực xung quanh, Thế tử bị bệnh có đến 7, 8 thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có “mấy người đứng hầu hai bên”

⇒ Cao sang, quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa

⇒ Tác giả không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và tự do

2. Tài năng, y đức của Lê Hữu Trác

- Có sự mâu thuẫn, giằng co:

+ Hiểu căn bệnh, biết cách chữa trị nhưng sợ chữa có hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trói buộc.

+ Muốn chữa cầm chừng nhưng lại sợ trái với lương tâm, y đức, sợ phụ lòng cha ông.

- Cuối cùng phẩm chất, lương tâm của người thầy thuốc đã thắng. Ông gạt sang một bên sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm ⇒ Là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ

- Khinh thường lợi danh, quyền quý, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị nơi quê nhà

- Kể diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn sự chú ý của người đọc, không bỏ sót những chi tiết nhỏ tạo nên cái thần của cảnh và sự việc

3. Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả

- Quan sát tỉ mỉ (quang cảnh phủ chúa, nơi thế tử Cán ở)

- Ghi chép chân thực

- Tả cảnh sinh động

- Tái hiện diễn biến sự việc một cách khéo léo, thu hút sự chú ý của độc giả, kể tỉ mỉ, chi tiết

III. Kết bài

- Khát quát, nhấn mạnh nội dung và nghệ thuật đoạn trích

- Mở rộng vấn đề: Đoạn trích ghi chép một cách chân thực cho chúng ta hiểu thêm về cách sống, cách sinh hoạt của vua chúa trong quá khứ dân tộc.

Đáp án: Đề 1

Giải thích các bước giải: Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ Học đi đôi với hành.

Thân bài:

- Giải thích: học là tiếp nhận, lĩnh hội kiến thức và kĩ năng; hành là vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn àHọc và hành có mối quan hệ khăng khít, gắn bó, không tách rời.

- Vai trò của học đối với hành: học đem lại nền tảng, cung cấp tri thức, hiểu biết cho việc thực hành học tập, làm việc, ứng xử trong cuộc sống trở nên dễ dàng, thuận lợi và đạt hiệu quả (lấy dẫn chứng).

- Vai trò của hành đối với học: thực hành vận dụng tri thức vào thực tiễn vừa giúp khắc sâu, trải nghiệm kiến thức vừa là cái đích của việc học. Thực hành giúp kiến thức không chết cứng mà trở nên hữu ích cho cuộc sống (lấy dẫn chứng).

- Bàn luận:

+ Cần hiểu linh hoạt và rộng mở về khái niệm học và hành, học không chỉ là học trong nhà trường mà còn học trong cuộc sống, từ những người xung quanh, hành không chỉ là vận dụng những gì đã được học trong nhà trường mà còn là trải nghiệm thực tế.

+ Học tập là việc suốt đời và thực hành cũng vậy. Dù không phải ai cũng có điều kiện học tập trong trường lớp nhưng họ có thể học ngoài đời sống và học bằng cách hành động, rút ra tri thức từ thực tiễn.

- Bài học nhận thức và hành động: học phải luôn đi đôi với hành, cần chăm chỉ học tập và có ý chí trong thực tiễn cuộc sống để vươn tới hạnh phúc và thành công.

Kết bài: Khẳng định mối quan hệ chặt chẽ của học tập và thực hành.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm