Đạo đức là gì? Kỉ luật là gì? Chỉ ra mối liên hệ giữa đạo đức và kỉ luật? Cho ví dụ về đạo đức và kỉ luật trong học tập?

2 câu trả lời

-Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Đạo đức được hiểu “Là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù họp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội

-Kỷ luật là hành động hoặc không hành động được quy định để phù hợp với một hệ thống quản trị cụ thể. Kỷ luật thường được áp dụng để điều chỉnh hành vi của con người và động vật đối với xã hội hoặc môi trường mà nó thuộc về.

-Người có đạo đức là người luôn tuân thủ kỉ luật, người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức.

Ví dụ:

Kỉ luật:

+ Tích cực phát biểu ý kiến
+ Chấp hành tốt các nội qui nhà trường
+ Tham gia xây dựng tập thể lớp

Đạo đức:

+ Chăm sóc ông bà lúc ốm đau ;
+ Làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ ;
+ Giúp em học tập ở nhà

Nhớ vote 5* nhó

-Đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện.

-Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội (nhà trường, cơ sở sản xuất, cơ quan,...) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.

-Mối liên hệ giữa đạo đức và kỉ luật:

+Người sống có đạo đức là người sống có kỉ luật.

+Người sống có kỉ luật là người sống có đạo đức.

-Ví dụ về đạo đức và kỉ luật trong học tập:

+Làm bài tập, học bài đầy đủ trước khi đến lớp.

+Không quay cóp, gian lận trong giờ kiểm tra.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm