Đặc điểm của thể kí được thể hiện như thế nào trong văn bản vào phủ chúa trịnh. Tìm chi tiết để chứng minh

2 câu trả lời

Mở đầu bài kí là Khung cảnh giàu sang, đẹp đẽ hiếm có của phủ chúa Trịnh được tác giả miêu tả trực tiếp qua quan sát và miêu tả gián tiếp qua ấn tượng mà nó gây ra trong lòng tác giả: Tôi ngẩng đầu lên: đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thấm, gió đưa thoang thoảng mùi hương... Tôi nghĩ bụng: Mình vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết Chỉ có những việc trong phủ chúa là mình chỉ mới nghe nói thôi. Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường!

Tuy được mời nhưng vị danh y cũng chỉ được đưa vào phủ bằng lối cửa sau, mỗi bước đều có người của phủ chúa đi theo. Trên đường đi, ông để ý ghi nhận từng sự vật: Đi được vài trăm bước, qua mấy lần cửa mới đến cái điếm "Hậu mã quân túc trực". Điếm làm bên cái hồ, có những cái cây lặ lùng và những hòn đá kì lạ. Trong điếm cột và bao lơn lượn vòng, kiểu cách thật là xinh đẹp.

Càng vào sâu bên trong, sự ngạc nhiên của tác giả càng lớn: Qua dãy hành lang phía tây, đến một cái nhà lớn thật là cao và rộng. Hai bên là hai cái kiệu để vua chúa đi. Đổ nghi trượng đều sơn son thiếp vàng. Ở giữa đặt một cái sập thếp vàng. Trên sập mắc một cái võng điều. Trước sập và hai bên, bày bàn ghế, những đổ đạc nhân gian chưa từng thấy... Lại qua một cửa nữa, đến một cái lầu cao và rộng. Ở đây, cột đều sơn son thếp vàng. Đúng là cảnh lầu son gác tía, cung bạc lầu vàng mà dân chúng chỉ có thể thấy trong truyện thần tiên hoặc trong tưởng tượng mà thôi.

Khung cảnh trong phủ chúa đã được Lê Hữu Trác khái quát qua mấy câu thơ tức cảnh:

Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm nhặt,

Cả trời Nam sang nhất là đây!

Lầu từng gác vẽ tung mây,

Rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào.

Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Ịại càng khác xa chốn dân gian. Lần đầu tiên trong đời, với tư cách là khách mời, tác giả được dùng cơm bằng mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ ... Không một lời bình luận, tác giả để các chi tiết tự toát lên ý nghĩa hiện thực sâu xa của nó. Thời kì này, chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng, rối ren. Vua Lê nhu nhược chỉ còn đóng vai trò bù nhìn, mọi quyền lực chính trị đều rơi vào tay chúa Trịnh, mà chúa Trịnh thì lộng hành, ăn chơi xa xí, hoang dâm vô độ. Trong khi đó, dân chúng sống lầm than cơ cực, tiếng oán thán vang lên khắp hang cùng ngõ hẻm. Quyền lợi của vua chúa không còn đồng nghĩa với quyền lợi của quốc gia, dân tộc. Vì thế mà người người bất bình. Phong trào khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình nổi lên ò khắp nơi. Do có nhận thức đúng đắn vể bản chất của triều đình phong kiến đương thời nên Lê Hữu Trác dứt khoát quay lưng trước con đường hoạn lộ đầy cám dỗ của danh lợi, phú quý nhưng vinh liền nhục và cũng đầy hiểm hóc.

Kí sự là một thể thuộc loại hình kí nhằm ghi chép lại một câu chuyện, một sự kiện tương đối hoàn chỉnh.

Kí sự có quy mô tương ứng với truyện ngắn hoặc truyện vừa.

Kí sự có các đặc điểm chung với bút kí như:

+ Viết về người thật, việc thật mà tác giả trực tiếp chứng kiến

+ Cốt truyện không chặt chẽ như trong truyện

+ Sử dụng nhiều biện pháp và phương tiện biểu đạt nghệ thuật

+ Có sự bộc lộ cảm nghĩ của tác giả

Các đặc điểm trên thể hiện rất rõ trong tác phẩm

+ Tác phẩm ghi chép trung thực cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh cũng như quyền uy, thế lực của nhà chúa. Những điều này tác giả được mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn, Hà Tĩnh ra kinh thành Thanh Long. Các chi tiết về khung cảnh phủ chúa, sinh hoạt trong phủ chúa tìm trong sgk.

+ Cốt truyện không chặt chẽ, diễn biến theo sự chứng kiến tác giả

+ Nghệ thuật: quan sát, ghi chép tỉ mỉ, trung thực, tả cảnh sinh động, kể diễn tiến sự việc khéo léo

+ Thái độ của tác giả: "chối bỏ" xã hội phong kiến đương thời, trở về quê nhà trong niềm vui và tiếp tục cống hiến đời mình cho y thuật. Các dẫn chứng tìm trong sgk.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm