Đã ba bốn hôm nay, ông Hai không bước chân ra đến ngoài, cả đến bên bác Thứ ông cũng không dám sang. Suốt ngày ông chỉ quanh quẩn ở trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng. Nghe ngóng xem binh tình bên ngoài ra sao. Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Cứ thoáng nghe những tiếng Tây,Việt gian, cam-nhông,…là ông lại lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi! Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. Ấy là mụ chủ nhà. Từ ngày xảy ra chuyện ấy, hình như mụ ta lấy điều làm cho vợ chồng ông khổ ngấm khổ ngầm là mụ thích. b, câu văn : " Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ , có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều." sử dụng thành lập biệt lập nào? gạch chân chỉ rõ c, các câu: " suốt ngày ông chỉ quanh quẩn trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng. Nghe ngóng xem binh tình bên ngoài ra sao. " liên kết với nhau bằng từ ngữ nào? Xét về hình thức , đó là phép liên kết gì? d, Nêu những biện pháp tu từ đc nhà văn Kim Lân sử dụng thành công trong đoạn trích?

1 câu trả lời

Chào em, em tham khảo gợi ý:

b. Thành phần biệt lập tình thái: có lẽ.

c. Phép lặp: từ "nghe ngóng".

d. Biện pháp tu từ được sử dụng thành công trong đoạn trích: 

- Liệt kê: Cứ thoáng nghe những tiếng Tây,Việt gian, cam-nhông,…là ông lại lủi ra một góc nhà, nín thít.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm