Chuyển lập luận của Hoạn Thư trong đoạn thơ sau thành một đoạn văn xuôi, trong đó có sử dụng các kiểu câu giả thiết – kết luận hoặc nguyên nhân – kết quả. Rằng: “Tôi chút phận đàn bà, Ghen tuông thì cũng người ta thường tình. Nghĩ cho khi gác viết kinh Đến khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo. Lòng riêng riêng những kính yêu, Chồng chung ai dễ ai chiều cho ai. Trót lòng gây việc chông gai, Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”.
1 câu trả lời
`->` Chuyển lập luận của Hoạn Thư trong đoạn thơ sau thành một đoạn văn xuôi:
Tôi chỉ là đàn bà nên ghen tuông là lẽ chuyện thường, vì thế phải thông cảm cho tôi. Hơn thế, tôi đối xử tốt với nàng khi ở gác viết kinh, nàng tình tự với chồng tôi, tôi có nói gì đâu, và đến khi nàng ra khỏi cửa nhà tôi, tôi cũng không cho người đuổi theo bắt nàng. Đồng thời tôi với nàng đều là cảnh chồng chung, người nào cũng có lòng riêng, chắc gì ai nhường cho ai. Song dù sao tôi cũng trót gây đau khổ cho nàng, tôi xin nhận tội nên bây giờ trông chờ lượng khoan dung, xin lòng thương người của nàng.