Chứng minh sự tăng trưởng của kinh tế thế giới đã làm thay đổi đời sống chính trị xã hội văn hóa của các quốc gia dân tộc và toàn thế giới trong lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945)
2 câu trả lời
Trong gần 30 năm (1917-1945), nội dung lịch sử thế giới hiện đại nổi bật với những vấn đề chính sau đây:
1.Trong thời kì này diễn ra những chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất cuat nhân loại. Những tiến bộ khoa học kĩ thuật đã thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển với một tốc độ cao. Sự tăng trưởng của kinh tế thế giới đã làm thay đổi đời sống chính trị-xã hội, văn hóa của các quốc gia, dân tộc và toàn thế giới.
2.Chủ nghĩa xã hội được xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới, nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản. Bão táp cách mạng bùng nổ ở nước Nga với hai cuộc cách mạng diễn ra trong năm 1917: Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga Hoàng; Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đánh đổ chính phủ tư sản, thành lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới. Trải qua những chặng đường khó khăn, gian khổ với biết bao tổn thất, hi sinh. Nhà nước Xô viết đã được bảo vệ và từng bước đi lên. Chỉ trong thời gian ngắn, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên trở thành một cường quốc công nghiệp trên thế giới, có nền văn hóa, khoa học-kĩ thuật tiên tiến và vị thế quan trọng trên trường quốc tế.
3. Phong trào cách mạng thế giới bước sang một thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ở các nước tư bản châu Âu, một cao trào cách mạng đã bùng nổ trong những năm 1918-1923. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lan rộng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Ở nhiều nước, các đảng cộng sản ra đời và nắm vai trò lãnh đạo cách mạng. Nhằm thống nhất hành động và tập hợp lực lượng cách mạng, Quốc tế cộng sản thành lập và hoạt động trong những năm 1919-1943. Phong trào cách mạng thế giới trải qua những bước phát triển chính sau đây:
-Cao trào cách mạng trong những năm 1918-1923; Quốc tế Cộng sản ra đời.
-Phong trào cách mạng những năm khủng hoảng kinh tế (1929-1933).
-Phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh (1936-1939).
-Cuộc chiến đấu chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
4.Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động. Nếu như trong hơn 10 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918-1929), các nước tư bản từng bước ổn định và đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế, thì trong 10 năm sau (1929-1939) đã lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng chưa từng có. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, các nước tư bản Anh, Pháp và điển hình là Mĩ đã thực hiện những cải cách kinh tế-xã hội để duy trì sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Trong khi đó, các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã tiến hành việc phát xít hóa bộ máy nhà nước và gây chiến tranh xâm lược, dẫn tới sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. Đứng trước thảm họa của chiến tranh, các quốc gia với chế độ chính trị khác nhau đã cùng phối hợp trong khối Đồng minh chống phát xít. Nhân dân thế giới đã kiên trì chiến đấu chống trả bọn phát xít xâm lược. Trong đó, cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Chiến tranh kết thúc đã mở ra một thời kí phát triển mới của lịch sử thế giới.