Chứng minh những tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển với tốc độ cao trong lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945)
2 câu trả lời
Học giả người Anh J. D. Bernal vào năm 1939 đã giới thiệu khái niệm "Cách mạng khoa học - kỹ thuật" trong tác phẩm "The Social Function of Science" (Chức năng xã hội của khoa học) để mô tả vai trò mới của khoa học - kỹ thuật trong tiến trình phát triển của xã hội. Bernal đã vận dụng thuyết về lực lượng sản xuất của Các Mác để minh chứng rằng khoa học đang trở thành một "lực lượng sản xuất" trong xã hội[5]. Lý luận của Bernal đã được áp dụng trong giới khoa học ở các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa. Tác phẩm Văn minh ở ngã tư đường của học giả người Séc Radovan Richta (1969) trở thành chuẩn mực cho các nghiên cứu về chủ đề này.[6] Tuy nhiên, trong nội bộ giới trí thức Xô Viết cũng có nhiều quan điểm không hoàn toàn giống nhau về khái niệm này.[7]
Daniel Bell vào năm 1980 phản bác lại thuyết này, ông cho rằng xã hội sẽ tiến vào giai đoạn hậu công nghiệp với các ngành dịch vụ sẽ thay thế vai trò chủ đạo của các ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế và điều đó sẽ dẫn đến một xã hội dịch vụ thay cho xã hội theo khuôn mẫu của chủ nghĩa xã hội.[8] Lập luận của Bell được một số nhà khoa học ủng hộ, tỉ như Zbigniew Brzezinski (1976) với tác phẩm "Technetronic Society".[9] Một số định nghĩa về tên gọi Cách mạng thông tin cũng nghĩ rằng cuộc cách mạng bắt đầu từ giữa thế kỷ 20 với sự ra đời của vi mạch và chip, từ đó dẫn tới các thay đổi mang tính cách mạng trong đời sống với sự phát triển vượt bậc của máy vi tính, máy tính, các công nghệ điện tử viễn thông khác và dẫn tới ngành dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng hơn so với ngành sản xuất công nông nghiệp, và sản phẩm của những nhân công tay nghề cao chủ yếu là kiến thức và thông tin mà họ mang lại cho xã hội.[10]
(bn đọc tham khảo nhá)
chúc pạn hok tốt:>
1. Sự phát triển khoa học-kĩ thuật đã thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển với tốc độ cao, làm thay đổi đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của các quốc gia, dân tộc.
2. Chủ nghĩa xã hội được xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới (Liên Xô), nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản. Chỉ trong thời gian ngắn, Liên Xô đã vươn lên trở thành một cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới, có nền văn hóa, khoa học – kĩ thuật tiên tiến và vị thế quan trọng trên trường quốc tế.
3. Phong trào cách mạng thế giới bước sang thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười và sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai, qua các bước chính: - Cao trào cách mạng 1918 – 1923 và sự thành lập Quốc tế Cộng sản. - Phong trào cách mạng những năm khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) - Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh (1936 – 1939) - Cuộc chiến đấu chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
4. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động, dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa phát xít và cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất , tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. Chiến tranh kết thúc đã mở ra một thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới.