Chủ đề 2: Kĩ năng quản lí cảm xúc 1. Cảm xúc là gì? Hãy kể ra 5 cảm xúc tích cực và 5 cảm xúc tiêu cực? 2. Vai trò của cảm xúc tích cực là gì? Em hãy nêu những kĩ năng giúp bản thân em luôn tràn đầy cảm xúc tích cực? 3. Khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực em cần phải làm gì để loại bỏ nó? Chủ đề 3: Bạo lực học đường 1. Em hãy nêu những dấu hiệu của bạo lực học đường? 2. Theo em có những hình thức bạo lực học đường nào? Chủ đề 4: Cách ứng xử nơi công cộng 1. Thế nào là cách ứng xử phù hợp và chưa phù hợp nơi công cộng? 2. Em hãy xây dựng những quy tắc ứng xử nơi công cộng của bản thân? Chủ đề 5: Xâm hại tình dục trẻ em 1. Những hành vi nào bị coi là xâm hại tình dục trẻ em? 2. Em hãy nêu những quy tắc an toàn để bảo vệ bản thân khỏi xâm hại tình dục trẻ em.

2 câu trả lời

Cảm xúc hay xúc cảm là một hình thức trải nghiệm cơ bản của con người về thái độ của chính mình đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, với người khác và với bản thân. Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của sự phát triển con người như là một nhân cách. Cảm xúc có nhiều loại: cảm xúc đạo đức, cảm xúc thẩm mỹ, cảm xúc trí tuệ... Một đặc trưng của cảm xúc là có tính đối cực: yêu và ghét, ưa thích và không ưa thích, xúc động và dửng dưng...

Cảm xúc như là sự rung động về một mặt nhất định của con người đối với các hiện tượng nào đó của hiện thực.Cảm xúc có đặc điểm là mang tính chất chủ quan.

Không chỉ những cảm xúc tiêu cực như buồn, lo lắng, giận dữ,… mà ngay cả những cảm xúc tích cực như vui mừng quá cũng không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, con người cần phải học cách làm chủ và cách cân bằng cảm xúc để cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần, khởi tạo và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp.[1]

Bạn đã từng cố gắng điều khiển cảm xúc bằng cách gò ép bản thân “không được nghĩ” hay chưa? Điều khiển cảm xúc không phải cố gắng để đè nén cảm xúc, hoặc cố gắng quên đi. Tuy nhiên, điều này sẽ gây hại đến sức khỏe và còn làm bạn vô cùng căng thẳng, không thể vui vẻ được. Vì thế, làm thế nào để thực sự điều khiển được cảm xúc giúp đầu óc bạn thoải mái hơn? Sau đây là 5 cách đơn giản để điều khiển cảm xúc có thể tập luyện ngay.[2]

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc không có nghĩa là bạn phải tìm mọi cách để kìm hãm, khống chế thể hiện cảm xúc bản thân. Mà bạn nên học cách làm chủ cảm xúc của bản thân để xử lý các vấn đề tỉnh táo trong mọi hoàn cảnh thực tế. Người thành công thường có khả năng kiểm soát cảm xúc rất tốt. Học cách làm chủ cảm xúc và giữ cảm xúc luôn tích cực sẽ giúp bạn thành công trong tương lai. [3]

Cảm xúc của mỗi người là hình thức biểu đạt tâm trạng, thái độ của con người đối với một sự vật, hiện tượng nào đó khách quan. Trong cuộc sống, con người thường bị chi phối, ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực nhưng lại muốn hướng đến những cảm xúc tích cực hơn. Hiểu và nắm bắt được cảm xúc của bản thân sẽ giúp bạn có cách thể hiện suy nghĩ với người khác. Nhận diện được cảm xúc hiện tại của chính mình, bạn sẽ điều khiển được cảm xúc theo trị trí, cân nhắc hành vi, lời nói để không mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Quản trị cảm xúc cá nhân tốt giúp con người cư xử đúng mực và giữ gìn các mối quan hệ tốt đẹp.

Chủ đề 2:

1. Cảm xúc là một hình thức trải nghiệm cơ bản của con người về thái độ của mình với sự vật, hiện tượng, người khác, bản thân, ...

5 cảm xúc tích cực: Vui vẻ, lạc quan, thân thiện, thích, phấn khích, tự tin, ...

5 cảm xúc tiêu cực: Chán, ghét, sợ hãi, nhút nhát, tức giận, ...

2. Cảm xúc tích cực có tác dụng đem lại tinh thần, giúp ta yêu đời, vui tươi, lạc quan hơn. Kĩ năng: Luôn nhìn mọi thứ theo hướng tích cực. Gặp chuyện không vui thì cố gắng nghĩ tới chuyện khác vui hơn.

3. Khi xuất hiện những cảm xúc tiêu cực, em cần cố gắng suy nghĩ theo hướng tích cực và kiểm soát bản thân một cách tốt nhất có thể.

Chủ đề 3:

1. Dấu hiệu của bạo lực học đường: đánh đập bạn bè, chửi bới, gây lộn, ...

2. Hình thức của bạo lực học đường: những vết bầm tím trên người, đồ dùng học tập bị mất hoặc hư hại, ...

Chủ đề 5:

1. Những hành vi bị coi là xâm hại tình dục trẻ em: dụ dỗ bằng những lời ngon ngọt, cố tình đụng chạm vào cơ thể, ...

2. Không nói chuyện với người lạ khi chưa có sự cho phép của bố mẹ, không đến những nơi vắng vẻ một mình, không nhận đồ của người lạ, ...

Chủ đề 4:

1. Cách ứng xủ phù hợp: ăn nói đàng hoàng, lễ phép, thấy rác nhặt bỏ vào thùng đúng nơi quy định, ...

Ứng xử không phù hợp: la lối, chửi bới, đánh nhau, vô lễ, ...

Mình biết nhiêu đây thôi, bạn thông cảm nhé!!!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm