cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O) , gọi D là trung điểm AB E là trọng tâm của tam giác ACD , chứng minh OE vuông góc với CD

2 câu trả lời

ccyyncyQuan tâm

Bạn xem thử nha!!!!

Kẻ trung tuyến DN của tam giác ACD , chúng cắt nhau ở E . Gọi G là giao điểm của CD và AO

có DE/DN = 2/3

gọi K là trung điểm CD, thấy G là trọng tâm của tgiác ABC (vì tgiác cân nên AO đi qua trung điểm của BC) => DG = DC/3

=> DG = 2DK/3 => DG/DK = 2/3 = DE/DN => EG // NK

lại có NK // AD (đường trung bình) => EG // NK // AD // AB

mà OD _|_ AB => OD _|_ EG (1)

lại có DN // BC, AO _|_ BC => AO _|_ DN => OG _|_ DE (2)

từ (1) và (2) => G là trực tâm của tgiác ODE

=> OE_|_DG

<=> OE _|_ CD (dpcm)

NOTE : kÍ hiệu này _|_ nghĩa là vuông góc nha

Gọi $K$ là trung điểm cạnh $DC$

$N$ là trung điểm cạnh $AC$

$AK\cap DN=E\Rightarrow E$ là trọng tâm $\Delta ADC$

$\Rightarrow \dfrac{DE}{DN}=\dfrac{2}{3}$ (1)

Mà $\Delta ABC$ cân đỉnh $A\Rightarrow AO$ là đường trung tuyến và có $CD$ là đường trung tuyến

$\Rightarrow $ Gọi $G=AO\cap CD\Rightarrow G$ là trọng tâm $\Delta ABC$

$\Rightarrow DG=\dfrac{DC}{3}=\dfrac{2DK}{3}$

$\Rightarrow \dfrac{DG}{DK}=\dfrac{2}{3}$ (2)

Từ (1) và (2) suy ra $\dfrac{DE}{DN}=\dfrac{DG}{DK}=\dfrac{2}{3}$

Theo định lý Ta-let suy ra $GE\parallel KN$ (3)

Có $KN$ là đường trung bình $\Delta ACD\Rightarrow KN\parallel AB$ (4)

Từ (3) và (4) suy ra $GE\parallel AB$ (5)

Mà $\Delta AOB$ cân đỉnh $O$ có $D$ là trung điểm $AB$

$\Rightarrow OD$ là trung tuyến cũng là đường cao $\Rightarrow DO\bot AB$ (6)

Từ (5) và (6) suy ra $DO\bot GE$ (*)

Mặt khác $DN$ là đường trung bình $\Delta ABC$

$\Rightarrow DN\parallel BC$

Mà $AO\bot BC$

$\Rightarrow AO\bot DN$ hay $GO\bot AN$ (**)

Từ (*) và (**) suy ra $\Delta DNK$ có $GO$ và $DO$ là hai đường cao $DO\cap GO=O$

$\Rightarrow O$ là trực tâm $\Delta DNK$

$\Rightarrow EO\bot DK$ hay $EO\bot DC$ (đpcm).

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

1. Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất oxit axit A. CaO, FeO, CO2 B. SO3, N2O5, P2O5 C. CuO, SO3, P2O5 D. CO2, Al2O3, MgO 2. Kim loại X đẩy được kim loại Y ra khỏi dung dịch muối. Kim loại Y đẩy được kim loại Z ra khỏi dung dịch muối. Dãy nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần mức độ hoạt động của các kim loại X, Y, Z? A. X,Y,Z B. Z,X,Y C. Z,Y,X D. Y,X,Z 3. Cho 20 gam hỗn hợp gồm Fe và ZnO tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Thành phần % khối lượng của ZnO trong hỗn hợp ban đầu là A. 75% B. 72% C. 56% D. 28% 4. Có một mẫu sắt bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này cần cho mẫu sắt đó tác dụng với dung dịch nào sau đây? A. FeCl2 dư B. HCl dư C. H2SO4 loãng, dư D. CuCl2 dư 5. Có thể điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm bằng cách nào sau đây? A. Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn B. Cho NaOH tác dụng với dung dịch HCl C. Cho Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl đặc D. Cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc 6. Dãy nào sau đây gồm các kim loại được sắp theo chiều giảm dần về mức độ hoạt động hóa học? A:Cu; Fe; Al; Mg; Na; K B:Fe; Al; Cu; Mg; K; Na C:K; Na; Mg; Al; Fe; Cu D:Cu; Fe; Al; K; Na; Mg 7. Hòa tan HOAàn toàn 16,9 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe, Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối clorua. Giá trị m là A:45,3 B:55,3 C:46,1 D:56,1 8. Cho các chất sau: O2 , Cl2 , dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch CuSO4 , Fe2 O3 . Kim loại nhôm có thể tác dụng được với bao nhiêu chất? A:5 chất B:4 chất C:3 chất D:6 chất

3 lượt xem
1 đáp án
10 giờ trước