cho 16 g hh A gồm Mg và Fe tác dụng với 600ml dd AgNO3 aM.sau khi phản ứng kết thúc thu đc dd Y và 70,4 g Chất Rắn Z .cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y ,lọc kết tủa nung trong kk tới khối lượng không đổi thu đc 16g Chất Rắn T.tính khối lượng từng kim loại trong hh ban đầu và giá trị a
1 câu trả lời
Đây nha tus!
Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag (1)
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag (2)
Do mZ = mX =16 gam nên khi X tác dụng với AgNO3 thì kim loại dư, AgNO3 hết.
2NaOH + Mg(NO3)2 → Mg(OH)2+ 2NaNO3 (3)
Có thể có: 2NaOH + Fe(NO3)2 → Fe(OH)2+ 2NaNO3 (4)
Mg(OH)2 → MgO + H2O (5)
Có thể có: 4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O (6)
Trường hợp 1: Mg phản ứng, Fe chưa phản ứng.
nMgO=0,4(mol)
Theo pt: nMg (pư) = nMgO = 0,4(mol)
nAg=2nMg=0,8(mol) → mAg = 108.0,8 = 86,4(g) >70,4(g) → (loại)
Trường hợp 2: Mg phản ứng hết, Fe phản ứng một phần.
Chất rắn Z: Ag, Fe dư
Dung dịch Y: Mg(NO3)2; Fe(NO3)2.
Đặt số mol Mg là x; số mol Fe ở (2) là y; số mol Fe dư là z
→ 24x + 56(y+z) = 16 (I)
Theo phương trình phản ứng (1), (2): nAg = 2x + 2y
→ mz=108.(2x+2y) + 56z=70,4 (II)
Theo phương trình phản ứng: nMgO= nMg = x(mol)
nFe2O3 = 1/2.nFe = y/2 mol
mT =40x + 80y=16 (III)
Giải hệ: 24x + 56y + 56z = 16
216 x + 216y + 56z = 70,4
và 40 x + 80y = 16
Vậy x = 0,2; y = 0,1 và z = 0,1 mol
mMg = 0,2.24 = 4,8(g)
mFe = 0,2.56 = 11,2(g)
Theo phương trình phản ứng (1), (2):
nAgNO3 = 2x + 2y = 0,6 mol
CM AgNO3 = 0,6 : 0,6 =1M
<Chúc bạn học tốt>